Ung thư da: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Ung thư da xảy ra khi các tế bào da phát triển một cách bất thường, không theo trình tự dẫn đến hình thành khối u. Ung thư da dễ dàng phát hiện vì khi mắc bệnh sẽ có biểu hiệu rõ ràng trên bề mặt da, tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân gây ung thư da

Nội dung

1. Nguyên nhân gây ung thư da

2. Biểu hiện của ung thư da

2.1. Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào đáy

2.2. Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào vảy

2.3. Dấu hiệu ung thư hắc tố da

3. Bệnh ung thư da có lây không?

4. Các biện pháp phòng ngừa ung thư da

5. Điều trị ung thư da

Ung thư da dễ dàng phát hiện vì khi mắc bệnh sẽ có biểu hiệu rõ ràng trên bề mặt da, điều này giúp người bệnh nhanh chóng khám và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, tự chăm sóc ở nhà nhưng không đúng cách, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư da là do tác động của tia cực tím gây tổn thương da do tiếp xúc với tia UV ánh nắng mặt trời. Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da.

Các nghiên cứu cho thấy, phơi nắng tích lũy là nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào đáy. Ngược lại, phơi nắng gián đoạn dữ dội (ví dụ như cháy nắng, phơi nhiễm ở trẻ em) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư biểu mô tế bào đáy.

Tia cực tím UV gồm 2 loại: UVA: Xuyên qua da sâu hơn tia UVB, gây ung thư lớp sâu của da (tế bào hắc tố); UVB: Khả năng xuyên qua da kém hơn, chủ yếu gây bỏng nắng và các loại ung thư lớp nông (tế bào sừng, tế bào đáy).

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến ung thư da còn bao gồm các yếu tố sau:

Bức xạ ion hóa: Tia gama, phơi nhiễm phóng xạ…

Dùng thuốc ức chế miễn dịch: Ung thư da có thể thứ phát sau khi bệnh nhân được ghép tạng, suy giảm miễn dịch, HIV, hoặc dùng corticoid kéo dài.

Các bệnh viêm da mạn tính: Các bệnh như viêm mạn tính do sẹo, bỏng, loét mãn tính, viêm da…

Phơi nhiễm asen (Thạch tín).

Yếu tố gia đình: Nghiên cứu cho thấy những đối tượng có anh, chị, em bị ung thư da thì tỷ lệ mắc cao gấp 2- 3 lần người bình thường

Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy cao hơn 20% so với những người không hút thuốc.

Bệnh bạch tạng: Người bị bạch tạng có nguy cơ mắc ung thư da rất cao do không có khả năng chống nắng.

Nhiễm trùng HPV: Người nhiễm virus HPV có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vày cao hơn người bình thường.

2. Biểu hiện của ung thư da

Ung thư da phát triển chủ yếu trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, và trên chân. Cũng có thể hình thành trên những khu vực ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như lòng bàn tay, bên dưới móng tay hoặc móng chân và vùng sinh dục.

Bệnh được chia làm 3 dạng chính: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố.

2.1. Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào đáy

Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xảy ra ở những vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như cổ hoặc mặt.

Ung thư da dễ dàng phát hiện vì khi mắc bệnh sẽ có biểu hiệu rõ ràng trên bề mặt da.

Ung thư da dễ dàng phát hiện vì khi mắc bệnh sẽ có biểu hiệu rõ ràng trên bề mặt da.

Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể xuất hiện dưới dạng:

Tổn thương tăng sắc tố , bóng ở trung tâm, lõm ở giữa, bờ có thể có sẩn ngọc màu trong mờ.

Tổn thương giống như vết sẹo phẳng, giống màu da hoặc màu nâu hoặc các đốm sắc tố.

Tổn thướng giống vết loét chảy máu hoặc đóng vảy và có thể tái diễn nhiều lần.

2.2. Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào vảy

Thông thường, ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra trên các vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, tai và tay. Những người có làn da sẫm màu có nhiều khả năng phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy ở những vùng không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện dưới dạng:

Một nốt sần cứng, đỏ.

Một tổn thương phẳng với bề mặt có vảy, đóng vảy

2.3. Dấu hiệu ung thư hắc tố da

Ung thư hắc tố có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể, ở vùng da bình thường khác hoặc trên nền nốt ruồi lành tính, có thể xuất hiện cả trên vùng da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ung thư hắc tố có thể xuất hiện ở tất cả các loại da. Ở những người có nước da sẫm màu hơn, khối u ác tính có xu hướng xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc dưới móng tay hoặc móng chân.

Dấu hiệu ung thư hắc tố bao gồm:

Mảng màu nâu lớn với các đốm sẫm màu hơn.

Dạng nốt ruồi thay đổi về màu sắc, kích thước hoặc cảm giác hoặc chảy máu.

Tổn thương nhỏ với đường viền không đều và xuất hiện màu đỏ, hồng, trắng, xanh lam hoặc xanh đen.

Tổn thương tăng sắc tố có cảm giác đau ngứa.

Các tổn thương sẫm màu trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay hoặc ngón chân.

3. Bệnh ung thư da có lây không?

Ung thư da là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào của da, thường xuất hiện nhiều trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng một số dạng ung thư da phổ biến cũng có thể xảy ra trên những vùng da thường không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì không phải là bệnh lây nhiễm nên ung thư da không thể lây.

4. Các biện pháp phòng ngừa ung thư da

Ung thư da có thể được ngăn ngừa bằng cách bảo vệ làn da dưới tác hại của tia nắng mặt trời. Cụ thể, thực hiện theo các biện pháp sau:

Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời ở cường độ cao: Các tia nắng cường độ cao có thể gây tổn thương ban đầu cho làn da như bỏng da, cháy nắng, khô da, lão hóa. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng – 4 giờ chiều. Nếu thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời tiếp tục kéo dài, nguy cơ mắc ung thư da là rất cao.

Mặc quần áo chống nắng: Để bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím, bạn nên che chắn kỹ càng với quần áo bảo hộ, mũ rộng vành và kính râm.

Sử dụng kem chống nắng và thoa kem thường xuyên: Biện pháp phòng chống ung thư da bằng kem chống nắng khuyến nghị phổ biến nhất. Kem chống nắng cần được bôi 20 phút trước khi tiếp xúc với tia cực tím để làn da có hàng rào bảo vệ như mong muốn. Thoa kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF từ 30 trở lên, có khả năng chống tia UVA và UVB. Đồng thời thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF 15+.

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Trong trường hợp phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất, nên sử dụng các loại quần áo bảo hộ chuyên dụng nhằm hạn chế tối thiểu hóa chất ảnh hưởng đến các vùng da trên cơ thể.

Khám da thường xuyên: Bạn có thể kiểm tra cơ thể thường xuyên để sớm phát hiện các vùng da bất thường. Nếu trên da xuất hiện các tổn thương không rõ nguyên nhân và quá 2 tuần không khỏi, cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa ung bướu và da liễu để được bác sĩ chẩn đoán. Và quan trọng cần điều trị bệnh ngoài da mạn tính, loét mạn tính.

5. Điều trị ung thư da

Biện pháp phòng chống ung thư da bằng kem chống nắng khuyến nghị phổ biến nhất.

Biện pháp phòng chống ung thư da bằng kem chống nắng khuyến nghị phổ biến nhất.

Bệnh ung thư da có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

Phẫu thuật: Ung thư da thường được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ ung thư rộng rãi, đối với một số thể ung thư, ngoài việc cắt bỏ tổn thương sẽ cần kết hợp với việc lấy bỏ hạch vùng lân cận nhằm ngăn chặn sự di căn.

Xạ trị: Dùng phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư.

Hóa trị: Dùng hóa chất gây độc tế bào điều trị ung thư da trong các trường hợp khối u lan rộng, di căn xa.

BS. Nguyễn Văn Sơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ung-thu-da-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169240709105554052.htm