Uống cà phê trước khi ăn sáng cực kì nguy hiểm
Ai còn duy trì thói quen uống cà phê ngay khi thức dậy thì cần loại bỏ ngay nếu không ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.
Trong cà phê có chứa thành phần các chất dinh dưỡng hữu ích không chỉ đối với cơ thể mà còn rất tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Cứ trong 100g cà phê nó chứa khoảng 99.5g nước, 0.1g chất béo, 0.2g Protein và đường…
Đây còn được xem là nguồn cung cấp Vitamin và các khoáng chất dồi dào cho cơ thể, các thành phần Vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong cà phê như: Vitamin B2. PP, natri, phốt pho...
Trong cà phê có thành phần chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, nó giúp cho người sử dụng hạn chế mắc các bệnh về gan.
Chất Cafein có trong cà phê khi đi vào cơ thể , nó giúp cho cơ thể bổ sung năng lượng, tăng khả năng tập trung trong công việc.
Ngoài ra, nó còn làm hạn chế mắc các bệnh thần kinh như: Alzheimer và Parkinson.Thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù, cà phê mang lại nhiều lời ích cho sức khỏe nhưng nếu bạn uống cà phê trước khi ăn sáng sẽ vô cùng hại sức khỏe.
Uống cà phê trước khi ăn sáng gây hại sức khỏe
Cơ thể mất nước
Theo một số nghiên cứu, caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, khiến thận hoạt động nhiều hơn và nhanh chóng đào thải nước ra ngoài. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy sau khi uống cà phê buổi sáng, bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Do vậy, uống cà phê sẽ làm tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
Giảm cảm giác thèm ăn
Theo các chuyên gia, việc sử dụng cà phê buổi sáng sẽ làm mất cảm giác thèm ăn. Cũng vì lý do này mà nhiều người sử dụng cà phê như một thức uống nhằm hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, nếu nhịn ăn sáng và chỉ uống cà phê sẽ gây rất nhiều nguy hại cho cơ thể như: Suy giảm khả năng miễn dịch, phản ứng chậm, táo bón và kết sỏi ở mật…
Hại dạ dày
Uống cà phê sau khi ngủ dậy khiến hàm lượng axit trong dạ dày tăng lên dù chưa có thức ăn trong đó. Lượng axit dạ dày này nếu không được sử dụng để tiêu hóa thức ăn sẽ tồn đọng lại và trở thành "kẻ phá hại". Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến bạn khó tiêu, viêm loét dạ dày, ợ nóng, ợ chua …
Phá vỡ nhịp sinh học
Cụ thể, khi bạn thức dậy, một loại hormone cortisol được tiết ra đủ để giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy sinh lực. Tuy nhiên, nếu uống cà phê vào thời gian này sẽ vô tình làm giảm tiết cortisol, từ đó khiến đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng. Thay vì uống cà phê để tỉnh táo hơn, thức uống này sẽ làm bạn thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ hơn.
Tăng lo lắng, giảm tập trung
Thói quen tiêu thụ cà phê lúc dạ dày trống rỗng có thể làm tăng cảm giác lo lắng, hồi hộp hoặc các phản ứng khác bao gồm cả những thay đổi tiêu cực về tâm trạng.
Thậm chí, nếu bạn sử dụng lượng cà phê nhiều, đậm đặc sẽ gây ra tâm lý khó chịu, nôn nao trong người, khiến công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ gây lo lắng mà việc uống cà phê vào lúc bụng rỗng còn làm giảm khả năng tập trung. Bởi lúc này, dạ dày của bạn bị các axit gây cồn cào, khó chịu, tâm trạng thì hồi hộp, lo lắng, nhịp tim đập nhanh nên ảnh hưởng không ít đến hiệu quả làm việc của đầu óc.
Vậy uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày thì tốt nhất?
Để cà phê phát huy tác dụng tích cực cho cơ thể thì các nhà nghiên cứu khuyên bạn thay vì uống cà phê vào lúc bụng rỗng ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống cà phê vào giữa buổi sáng, tức sau khi ăn sáng khoảng 1 giờ là bạn đã có thể nhâm nhi cốc cà phê khoái khẩu của mình.
Ngoài thời điểm giữa buổi sáng thì bạn cũng có thể thưởng thức cà phê vào buổi xế chiều (2 - 3 giờ chiều). Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu rơi vào mệt mỏi cần tỉnh táo ngay tức thì nên một cốc cà phê vào lúc này sẽ rất có ích.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên hạn chế uống cà phê sau 4 giờ chiều bởi tác hại của cà phê có thể kéo dài đến tận 6 giờ sau khi uống nên nếu uống sau 4 giờ chiều có thể gây ảnh hưởng không ít cho giấc ngủ vào ban đêm.