Trên tàu HQ 251 hay ngày nay đã đổi tên là Tàu 251 có một loại hỏa lực cực kỳ nguy hiểm đó là hệ thống pháo Type 66/76. Nguồn ảnh: TL.
Đây là hệ thống pháo 2 nòng cỡ 57mm do Trung Quốc sản xuất. Tàu 251 có trang bị tổng cộng hai tổ hợp pháo này với một tổ hợp ở trước mũi và một tổ hợp ở phía sau khoang chỉ huy. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Theo nhiều nguồn tin, tàu HQ-251 khi được hạ thủy cũng là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Việt Nam được trang bị hệ thống pháo này. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Khẩu pháo này có kíp chiến đấu yêu cầu tối thiểu năm chiến sĩ, trong đó có một sĩ quan chỉ huy cùng hai nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Ngoài ra, còn có hai chiến sĩ khác với nhiệm vụ chỉnh hướng pháo và cao độ của khẩu pháo này khi tác chiến. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Tốc độ bắn của Type 66/76 tối đa có thể lên tới 80 phát mỗi phút và với hai nòng, tốc độ của nó được đẩy lên nhanh gấp đôi. Nguồn ảnh: THHQ.
Với tốc độ bắn nhanh như vậy, các nạp đạn viên sẽ phải liên tục đưa đạn vào bệ chứa vì khẩu pháo này có bệ chứa đạn theo dây chỉ tối đa 5 viên một - quá ít so với tốc độ bắn của nó. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Pháo có cơ chế giảm giật bằng lò so giúp ổn định đường bắn, tối đa tầm bắn của khẩu pháo này vào khoảng 3km. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Tàu 251 và 253 được coi là hai tàu chiến đầu tiên do Hải quân Việt Nam tự đóng mới, hiện được biên chế trong đội hình Lữ đoàn 127, vùng 5 Hải quân. Nguồn ảnh: Binhnhat.
Qua một số nguồn tư liệu ít ỏi sót lại, các tàu này đã được đóng trong giai đoạn từ năm 1977 tới năm 1980 tại nhà máy đóng tàu Ba Son theo lớp TP-01 và TP-01M mà Việt Nam tự nghiên cứu, thiết kế trước đó. Nguồn ảnh: TL.
Hình ảnh cực hiếm tàu pháo TP-01 số hiệu 251 chuẩn bị chạy thử đường dài trước khi ban giao cho đơn vị. Hiện cũng không có tham số kỹ thuật về lượng giãn nước, kích cỡ hay tính năng tác chiến của nó. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Choáng với sức mạnh của dàn tàu đổ bộ trong biên chế Hải quân Việt Nam.
Tuấn Anh