Vắc xin COVID-19 của Pfizer có thể vô hiệu hóa biến thể Brazil
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England hôm thứ Hai, vắc xin COVID-19 của Pfizer và BioNTech có thể vô hiệu hóa một biến thể mới của virus Corona đang lây lan nhanh ở Brazil.
Vắc xin COVID-19. Ảnh: AP
Bài liên quan
EU có thể tiếp tục chặn việc xuất khẩu vắc xin COVID-19
Người dân Trung Quốc cảnh giác với vắc xin nội địa
Áo đình chỉ sử dụng vắc xin của AstraZeneca sau khi có ca tử vong
Các bác sĩ cảnh báo về các triệu chứng muộn sau khi tiêm vắc xin COVID-19 của Moderna
Theo thí nghiệm của Đại học Texas cho thấy máu được lấy từ những người đã được tiêm vắc xin của Pfizer đã vô hiệu hóa thành công một phiên bản mô phỏng các đột biến của biến thể P.1, hay còn gọi là biến thể Brazil.
Các nhà khoa học cho biết khả năng vô hiệu hóa gần tương đương với tác dụng của vắc xin đối với phiên bản gốc của vắc xin đã lây lan trên toàn thế giới vào năm ngoái.
Protein gai, thứ mà virus dùng để thâm nhập vào tế bào, là những gì và các vắc xin đang nhắm vào.
Trong các nghiên cứu được công bố trước đây, Pfizer đã phát hiện ra rằng vắc xin của họ đã vô hiệu hóa thành công 2 biến thể khác là Anh và Nam Phi, mặc dù biến thể Nam Phi có thể làm giảm các kháng thể bảo vệ do vắc xin tạo ra.
Pfizer cho biết họ tin rằng loại vắc xin hiện tại của họ vẫn có khả năng cao bảo vệ mọi người khỏi biến thể Nam Phi.
Tuy nhiên, nhà sản xuất thuốc đang có kế hoạch thử nghiệm liều tăng cường thứ ba của vắc xin, đồng thời nghiên cứu ra một phiên bản đặc biệt nhằm vào biến thể Nam Phi.
Theo thống kê của Worldometer, tính đến ngày 9/3, thế giới ghi nhận hơn 117,7 triệu ca nhiễm và hơn 2,6 triệu ca tử vong. Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất (29,7 triệu ca) và số ca tử vong cao nhất (538.628 người). Xếp ngay phía sau là Ấn Độ với 11,2 triệu ca dương tính với virus Corona và 157.966 ca tử vong. Brazil đang xếp thứ ba với hơn 11 triệu ca nhiễm và 266.614 người chết.
Các nước trên thế giới đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, trong khi Tổ chức Y tế thế giới cũng triển khai chương trình hỗ trợ vắc xin COVAX tới các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, nguồn cung vắc xin vẫn là thách thức lớn nhất bởi nhu cầu quá lớn hiện tại.