Vaccine sốt xuất huyết - tấm khiên bảo vệ sức khỏe người dân
Sốt xuất hiện là một bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm, gia tăng vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian còn lại trong năm, toàn quốc vẫn ghi nhận nhiều ca mắc sốt xuất huyết mới, trong đó có nhiều ca bệnh nặng.
3 hôm trước, nữ sinh Trần Hải Ly phát hiện cơ thể có triệu chứng bất thường, dưới da xuất hiện các nốt đỏ lấm tấm kèm theo sốt. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không biết mình bị mắc bệnh sốt xuất huyết.
Tính đến cuối tháng 11/2024, cả nước ghi nhận hơn 110.000 ca mắc, gần 20 ca tử vong do sốt xuất huyết. Điều đáng lo ngại là số ca bệnh nặng và biến chứng ngày càng nhiều.
Tại buổi tọa đàm về ”Phòng, tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm cảnh báo bệnh sốt xuất huyết đang trở nên khó lường, và nguy hiểm hơn vì nó không còn diễn biến theo chu kỳ mà còn mở rộng các vùng lưu hành bệnh, đặc biệt tại các khu vực phía Nam. Do đó, các chuyên gia khẳng định việc người dân tiêm phòng vaccine sốt xuất huyết vẫn là vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất đối với bệnh này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu chỉ sử dụng vaccine thì cũng chưa đủ bởi vì vẫn còn muỗi, bọ gậy, virus thì nguy cơ mang bệnh vẫn còn nhiều. Do đó ngoài tiêm vaccine thì vẫn phải song song với biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!