Vẫn chuyện 'rể Việt, bóng đá Thái' & tầm nhìn World Cup
Chỉ 2 năm bắt tay vào chấn hưng bóng đá Thái thì Giám đốc điều hành Thai-League ông Benjamin Tan đã nghĩ đến việc thay đổi lịch thi đấu. Chàng rể Việt Nam muốn Thai-League 2020 thi đấu cùng thời điểm với các giải vô địch châu Âu.
Cuộc cách mạng về nhân sự thượng tầng (2016) đã giúp bóng đá Thái Lan có tầm nhìn và chiến lược phát triển mạnh mẽ. Benjamin với kinh nghiệm học tập tại Vương quốc Anh đã yêu cầu các CLB Thái Lan cần áp dụng mô hình giống các CLB Premier League.
Các CLB bóng đá chuyện nghiệp cần phát triển thương hiệu, kinh doanh bóng đá, nhờ đó nhiều CLB đã có tiền để xây sân vận động riêng, tăng cường mua các cầu thủ ngoại xuất sắc để thu hút người hâm mộ.
Nâng tầm Thai Premier
3 năm gắn bó từ năm 2015 đến 2017, với khoản tiền tài trợ 1,76 triệu USD/mùa (khoảng 40 tỷ đồng) sau đó Toyota lấy lý do khó khăn về tài chính để chia tay V-League. Nhưng Toyota đã ký gia hạn và tăng tiền tài trợ cho Thai League thêm 3 mùa nữa từ 2017 đến 2020 với tổng giá trị gói tài trợ mới lên đến 19,76 triệu USD (hơn 6,5 triệu USD/mùa) với dấu ấn đàm phán của Giám đốc điều hành Benjamin Tan, khi tách Thai Premier League và League Cup (tức Cúp Quốc gia) để tăng tiền.
Sân bãi hiện đại là niềm tự hào của bóng đá Thái Lan. Ảnh FAT
Nếu như tháng 8.2013, kênh truyền hình trả tiền True Sport thuộc tập đoàn truyền thông Siam Sports chỉ phải bỏ ra số tiền 57 triệu USD (120 tỷ đồng) để mua bản quyền giải Thai Premier League trong 3 năm (2013-2015). Tính ra bản quyền truyền hình Thai Premier League mỗi năm 19 triệu USD.
True Corp - tập đoàn truyền thông lớn của Thái Lan chi gần 140 triệu USD (3.000 tỷ đồng) cho bản quyền truyền hình Thai League trong giai đoạn 2016 - 2020. Trung bình 28 triệu triệu USD/giải đã khiến cho các nhà tổ chức bóng đá Đông Nam Á nằm mơ. Nhưng mọi việc chưa dừng lại đấy, mới đây FAT thông náo bản quyền truyền hình trong 8 năm (2021-2029) không thể dưới 400 triệu USD, tức mỗi năm khoảng 50 triệu USD (gần 1200 tỷ VNĐ).
Nếu chia đều cho 16 đội Thai League thì mỗi đội nhận được gần 72 tỷ VNĐ/1 năm tiền bản quyền truyền hình. Không hiểu, sau 4 năm làm việc tại Thái Lan, Benjamin Tan đã làm gì để có được số tiền khổng lồ như vậy?
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cầu thủ cũng giúp các CLB Thái League kiếm được bộn tiền chuyển nhượng, cụ thể Chanathip Songkrasin (85 triệu baht), Theerathon Bunmathan (35 triệu baht), hay Kawin Thamsatchanan (53 triệu baht).
Manh dạn thay đổi để nâng tầm
Dưới sự điều hành của chàng rể Việt Benjamin Tan,Thai-Leaguemạnh dạn trong việc mang những cái mới hay những thể thức thi đấu tiên tiến ở các nước phát triển về áp dụng cho Thái Lan. Ngay trong mùa bóng này, do đại dịch Covid, bóng đá Thái Lan quyết định thay đổi chóng mặt.
Benjamin Tan có rất nhiều ý tưởng táo bạo. Ảnh FAT
Việc áp dụng thời điểm thi đấu giống Premier League từ mùa giải năm nay được coi là một bước phát triển “đột phá” tiếp theo của Thái League. Một lần nữa, người Thái muốn khẳng định vị thế dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Nhen nhóm ý đồ đã 2 năm nay, nhưng phải đến thời điểm này, khi dịch Covid hoàng hành, người Thái “biến nguy, thành cơ”, quyết tâm đổi mới sau khi đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.
Người Thái và Benjamin Tan kỳ vọng với sự thay đổi này giải đấu sẽ tránh được mùa mưa, thời tiết xấu. Các trận bóng đá có thể được chơi trong điều kiện sân tốt hơn, tăng lượng người tham dự và cả lượng người xem và cũng có thể giảm những sự cố hoãn trận đấu có thể ảnh hưởng đến lịch trình.
Khi tham dự AFC Champions League, các CLB Thái Lan sẽ có phong độ và trạng thái thi đấu tốt hơn vì thời điểm này đang là giữa mùa giải Thái League. Trong khi các CLB lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang ở giai đoạn chuẩn bị mùa giải hoặc mới bắt đầu giải đấu của họ.
Thái Lan tự tin hội nhập, đưa thị trường chuyển nhượng cầu thủ của Thai League tương ứng với thị trường chuyển nhượng ở châu Âu. Điều này sẽ mang đến cho các CLB Thái Lan cơ hội có được những cầu thủ bóng đá chất lượng hơn thi đấu ở Thái League. Ngược lại, các cầu thủ Thái Lan sẽ có nhiều cơ hội đến thi đấu ở châu Âu.
Học tập Việt Nam, thành lập Trung tâm đào tạo bóng đá quốc gia, tổ chức thêm nhiều giải trẻ khu vực, tạo sân chơi cho trẻ em. Ảnh FAT
Đã 4 năm lăn lộn sân cỏ Thái, hẳn chàng rể Việt Benjamin Tan phải biết Premier League được hàng triệu người hâm mộ đất nước Chùa Vàng. Đồng nghĩa với nếu thay đổi lịch, Thái League sẽ phải chịu sự cạnh tranh với Premier League. Vậy điều gì khiến cho họ vẫn quyết tâm đối diện với “đối thủ khổng lồ” này?
Dám đối diện với thử thách lớn
Về tư duy, Giám đốc Benjamin Tan đã làm công tác tư tưởng cho các CLB, sau khi đụng trần thì bóng đá Thái Lan phải chấp nhận sự cạnh tranh tầm châu lục và toàn cầu. Theo tính toán của nhà điều hành bóng đángười Singapore phân tích, ngay cả những CLB nằm phía cuối bảng xếp hạng (thứ 13/16) như Nakhon Ratchasima vẫn thu hút được gần 40.000 khán giả/trận thì Thái League vẫn có chỗ trong lòng người hâm mộ Thái Lan.
Các CLB lớn của Thái Lan như Buriram United, Muangthong, Port FC…có thể yên tâm không mất nhiều cổ động viên. Các CLB Thái League sẽ tìm cách lấy số khán giả các trận đấu khi tham dự AFC Champions League bù vào lượng khán giả bị Premier League cạnh tranh. Các CLB bóng đá Thái Lan đã có đủ tích lũy kinh tế để chấp nhận giảm sút doanh thu trong những năm đầu.
Nên nhớ, ngay cả Nam Định là CLB có số lượng cổ động viên lớn nhất V.League hiện nay cũng chỉ trung bình 15.000 người/trận thì mới biết sức hút của sân cỏ Thái lớn như thế nào. Điều đó cho phép BTC đưa giải thưởng vô địch lên đến 10.000.000 bath (khoảng 7,2 tỷ VNĐ), gấp khoảng hơn 2 lần V.League.
Chưa hẳn người Thái đã thành công, thậm chí có khi còn chịu thất bại khi cải cách giải chuyên nghiệp mùa thứ 23 của mình sau đại dịch Covid này. Nhưng chí ít với vai trò chuyên gia bóng đá Giám đốc điều hành Thai-League Benjamin Tan đã thổi vào các nhà quản lý bóng đá Thái Lan luồng gió mới. Với tầm nhìn đó, chiến lược đó thì mục tiêu tham dự World Cup đối với Thái Lan mới được thu ngắn đáng kể.
Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/van-chuyen-re-viet-bong-da-thai-tam-nhin-world-cup-387764.html