Văn hóa luật - thực chất, định nghĩa và nhận thức
Luật là gì? Văn hóa luật là gì? Đây là các câu hỏi chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy khoa học, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn các khái niệm này, đồng thời xây dựng các đạo luật có văn hóa ở Việt Nam.
Thực chất, định nghĩa văn hóa luật
Luật hay pháp luật (law) bao hàm các thuật ngữ “pháp” và “luật”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), pháp được hiểu là những“quy định chính thức có tính chất bắt buộc phải tuân theo để bảo đảm trật tự, kỉ cương trong xã hội, trong gia đình (nói tổng quát)”, tức là nói về công chức, viên chức trong cơ quan hành pháp (chính phủ) của quốc gia đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách chưa phát triển; luật được hiểu là những “điều quy định riêng buộc mọi người phải tuân theo trong một loạt hoạt động nào đó”, tức là nói về đại biểu dân cử trong cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) của quốc gia xây dựng, ban hành các mục tiêu chính sách không phát triển; còn pháp luật là nói về đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố (kiểm sát) viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (tòa án, viện công tố hay viện kiểm sát) của quốc gia đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành “thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu “chính sách phát triển” - khái niệm biểu hiện thực chất chính sách bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [1]. Tức là, luật biểu hiện thực chất đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Văn hóa biểu hiện thực chất cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc “chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh” trong quốc gia, xã hội loài người [2].
Luật và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành văn hóa luật (law culture). Khái niệm này nói về văn hóa luật quốc gia (national legel culture) và văn hóa luật quốc tế (international law culture). Văn hóa luật quốc gia là nói về đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chân thật, khách quan đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển quốc gia; còn văn hóa luật quốc tế là nói về thành viên của Liên Hợp Quốc chân thật, khách quan đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, “thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người” [3].
Văn hóa luật quốc gia biểu hiện các mặt chủ yếu của nó như sau: luật chưa văn hóa gắn với công chức, viên chức trong cơ quan hành pháp chưa chân thật, chưa khách quan đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển; luật không văn hóa gắn với đại biểu dân cử trong cơ quan lập pháp không chân thật, không khách quan xây dựng, ban hành các mục tiêu chính sách phát triển; luật văn hóa gắn với đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chân thật, khách quan đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển.
Điều đó có nghĩa là, văn hóa luật quốc gia biểu hiện thực chất đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chân thật, khách quan đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia. Từ khái niệm này cho thấy rằng, văn hóa luật được nhìn nhận là cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia biết xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật có văn hóa, biết tôn trọng lẽ phải, sự thật (sự thực), công lý. Quốc gia (nước) nào không tôn trọng lẽ phải, sự thực và công lý thì quốc gia đó không có văn hóa luật (there is no legal culture).
Văn hóa luật gắn liền với “khoa học pháp lý” (legal science) - đạo luật có khoa học (the law is scientific) hay khoa học luật (law science). Trong quốc gia, văn hóa luật, khoa học pháp lý gắn liền với luật phát triển, hiến pháp và pháp luật của nhân dân, bảo đảm các quyền công dân, quyền con người, hay “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia” [4]. Nói cách khác, đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp không có văn hóa luật hay không xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật có văn hóa thì khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia không thể phát triển.
Hạn chế hiểu biết văn hóa luật trên thế giới và ở Việt Nam
1) Hạn chế trên thế giới:
Văn hóa luật gắn liền với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong quốc gia pháp quyền (rule of law country). Tuy nhiên, hiểu biết văn hóa luật của công dân nói chung, giới lãnh đạo, nghiên cứu, luật sư nói riêng ở nhiều quốc gia còn hạn chế. Chẳng hạn, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa các mặt của luật và khoa học như sau: tính chất luật không khoa học, bản chất luật chưa khoa học, thực chất luật khoa học, dạng mô hình: luật chưa khoa học - luật khoa học - luật không khoa học; hay chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa luật văn hóa và phát triển như sau: hình thức luật không văn hóa gắn với luật không phát triển, nội dung luật chưa văn hóa gắn với luật chưa phát triển, nguyên lý luật văn hóa gắn với luật phát triển, dạng mô hình: bản chất luật chưa văn hóa, chưa phát triển – thực chất luật văn hóa, phát triển – tính chất luật không văn hóa, không phát triển. Tức là, nhiều người nghiên cứu chưa hiểu rõ rằng, quốc gia không có văn hóa luật hay luật không văn hóa gắn liền với luật không khoa học, luật không kiến tạo sự phát triển; đồng thời không hiểu rõ thế nào là luật phát triển quốc gia (national development law) và luật phát triển quốc tế (international development law).
Hạn chế hiểu biết văn hóa luật làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ sự thật về “quyền lực chính trị” – khái niệm biểu hiện thực chất đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố hay kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia chân thật xây dựng, điều hành, thực hiện bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển; hay không hiểu rõ sự thật về “văn hóa quyền lực” – khái niệm biểu hiện “cuộc sống hạnh phúc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh” của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người [5].
Hạn chế hiểu biết văn hóa luật dẫn đến tư tưởng (chủ nghĩa) cá nhân, nhóm, độc quyền, “tranh cãi, đấu tranh quyền lực và đe dọa tình hữu nghị” giữa con người với nhau [6]; dẫn đến bạo lực, chiến tranh “giữa các quốc gia qua hàng nghìn năm lịch sử ở cả châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ từ quá khứ đến hiện tại, khiến cho nhân loại khổ đau, đe dọa sự sống của loài vật, loài người” [7]; dẫn đến tình trạng vô pháp trong quản trị quốc gia, tức “vô chính phủ luôn đi kèm với sự hiện diện của bạo lực” [8], hay “vô chính phủ tạo ra các quốc gia hành động vị kỷ” [9].
2) Hạn chế ở Việt Nam:
Hiểu biết văn hóa luật ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; bởi vì, ngay cả khái niệm văn hóa, pháp luật đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Trong Từ điển Tiếng Việt như đã dẫn ở trên cho thấy, văn hóa chỉ được nêu ra một cách khái quát là tổng thể nói chung “những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, chứ không nêu cụ thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người; còn pháp luật chỉ được nhìn nhận một cách khái quát là “tổng hợp các quy định có tính chất bắt buộc do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế”, chứ không nhìn nhận cụ thể là đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, công tố, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển.
Hạn chế hiểu biết văn hóa luật làm cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), người lãnh đạo, nghiên cứu, luật sư nói riêng không hiểu rõ đâu là đạo luật chưa văn hóa, chưa phát triển (chưa đúng đắn); đâu là đạo luật không văn hóa, không phát triển (sai lầm); đâu là đạo luật văn hóa, phát triển (đúng đắn).
Hạn chế hiểu biết văn hóa luật dẫn đến nhiều bất cập về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và các biểu hiện tiêu cực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Chẳng hạn, như: “Các cơ quan tiến hành tố tụng không làm tròn nghĩa vụ của mình để đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện được quyền có người bào chữa, thậm chí có trường hợp còn gây khó khăn cho Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng” [10]; “hiện tượng cơ quan điều tra, Tòa án và Viện Kiểm sát hoặc Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên “họp nội bộ” để thống nhất quan điểm giải quyết vụ án, định tội bị cáo trước khi xét xử” [11]; “xây dựng pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung còn nhiều hạn chế” [12]; “Môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực”, “Chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt văn hóa, đạo đức, lối sống, gây bức xúc xã hội”; hay “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm”, “cải cách tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra.
Giải pháp nhận thức đúng đắn văn hóa luật, xây dựng, thực hiện, thực thi các đạo luật bảo đảm xã hội pháp quyền phát triển ở Việt Nam
1) Nhận thức đúng đắn văn hóa luật:
Văn hóa luật gắn liền với các đạo luật có văn hóa. Khái niệm này bao hàm các mặt chủ yếu như sau: bản chất đạo luật chưa văn hóa, chưa khoa học; tính chất đạo luật không văn hóa, không khoa học; thực chất đạo luật văn hóa, khoa học. Điều đó có nghĩa là, để nhận thức đúng đắn văn hóa luật, giới nghiên cứu cần phải phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt của khái niệm này như sau: tính chất hình thức hiện tượng bên ngoài ngoại diên gắn với tính từ luật không văn hóa, khái niệm không khoa học (sai); bản chất nội dung sự vật bên trong nội hàm gắn với động từ luật chưa văn hóa, khái niệm chưa khoa học (chưa đúng); thực chất nguyên lý hiện thực toàn diện mọi mặt gắn với danh từ luật văn hóa, khái niệm khoa học (đúng), dạng mô hình: bản chất sự vật động từ bên trong chưa khoa học –thực chất hiện thực danh từ toàn diện khoa học –tính chất hiện tượng tính từ bên ngoài không khoa học.
2) Xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật bảo đảm xã hội pháp quyền phát triển:
Văn hóa luật có mối liên hệ chặt chẽ với xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật bảo đảm xã hội pháp quyền phát triển. Tuy nhiên, nhiều năm nay, mối liên hệ này chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận ở các mặt tính chất xã hội không pháp quyền gắn với luật không phát triển (hình thức luật sai lầm), bản chất xã hội chưa pháp quyền gắn với luật chưa phát triển (nội dung luật chưa đúng đắn), chứ không nhìn nhận rõ mặt thực chất xã hội pháp quyền gắn với luật phát triển (nguyên lý luật đúng đắn) tồn tại ở giữa, dạng mô hình: nội dung xã hội chưa pháp quyền, luật chưa phát triển – nguyên lý xã hội pháp quyền, luật phát triển – hình thức xã hội không pháp quyền, luật không phát triển.
Điều đó có nghĩa là, để xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật bảo đảm xã hội pháp quyền phát triển cần phải thay đổi cách tư duy từ tính chất hình thức tư duy luật sai lầm, bản chất nội dung tư duy luật chưa đúng đắn sang thực chất nguyên lý tư duy luật đúng đắn, đồng thời nghiên cứu, giảng dạy văn hóa luật, văn hóa pháp quyền, luật phát triển cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng; đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi luật phát triển của thiên nhiên và xã hội như Hồ Chí Minh đã nêu ra vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc giữa thế kỷ 20. Xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi đúng đắn các đạo luật văn hóa và phát triển được nhìn nhận là “cơ sở khoa học pháp lý nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn xung đột, khủng bố, bạo lực, nội chiến, chiến tranh, sự tàn phá thiên nhiên, bảo vệ sự sống loài vật, loài người” trên trái đất [13]. Nói cách khác, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, nghiên cứu, luật sư không nhận thức đúng đắn văn hóa luật, hay không chân thật, khách quan trong xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật, không tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, công lý, môi trường sống, quyền công dân, quyền con người thì tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia không thể phát triển.
Kết luận
Văn hóa luật là khái niệm biểu hiện thực chất đội ngũ cán bộ trong chính quyền độc lập, trung thực, khách quan đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, ban hành, thực hiện, thực thi các đạo luật có văn hóa, bảo vệ quyền con người, bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý của nó; đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều bất cập trong quản trị quốc gia, chưa bảo đảm xã hội công bằng, bình đẳng, công lý và văn minh. Quốc gia không thể có pháp quyền, không khắc phục được môi trường sống bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, không ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, một khi đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo không hiểu biết đạo luật văn hóa. Do vậy, nhận thức đúng đắn văn hóa luật, xây dựng, thực hiện, thực thi các đạo luật bảo đảm xã hội pháp quyền phát triển là vấn đề cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục “xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, hoạt động tư pháp “phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra, bảo đảm đất nước phát triển bền vững.
……………….
Tài liệu trích dẫn:
[1], [2], [5] Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hóa quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 14/04/2023.
[3] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã danh ngôn về chính trị và phương trình của Albert Einstein, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 12/09/2023.
[4] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/, ngày 02/09/2022.
[6] Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hóa đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn, ngày 23/03/2023.
[7] Nguyễn Hữu Đổng, Sự thật về “chiến tranh và hòa bình”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 21/07/2023.
[8] Kenneth N. Waltz, Biên dịch: Phạm Trang Nhung, Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh, Cấu trúc vô chính phủ và cân bằng quyền lực, https://nghiencuuquocte.org/, ngày 13/10/2013.
[9] Alexander Wendt, Biên dịch và hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh, Quá trình kiến tạo xã hội của chính trị cường quyền, https://nghiencuuquocte.org/, ngày 30/07/2013.
[10] Nguyễn Anh Hoàng, Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, http://lapphap.vn/, ngày 02/08/2023.
[11] Đặng Văn Vương - Xuân Thoại, Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định và thực tiễn thực hiện, https://lsvn.vn/, ngày 22/04/2022.
[12] Hoàng Thị Kim Quế - Lê Thị Phương Nga, Một số hạn chế và giải pháp khắc phục trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, https://phapluatquanly.vietnamhoinhap.vn/, ngày 05/10/2021.
[13] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về “nguồn gốc sự sống”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 10/07/2023.
………………..
N.H.Đ
Ngày 22/09/2023
Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-luat-thuc-chat-dinh-nghia-va-nhan-thuc-a20873.html