Từng có thời, các sento xuất hiện đầy rẫy ở những thành phố lớn của Nhật Bản. Khi đó, nhiều ngôi nhà ở Nhật Bản không có phòng tắm riêng. Tuy nhiên, giai đoạn hoàng kim của các sento đã qua. Nhiều nhà tắm công cộng này đã đóng cửa. Chỉ còn số ít duy trì hoạt động như Kanamachi ở Tokyo.
Sam Holden (phải), Giám đốc của tổ chức Sento & Neighborhood cùng những người bạn tắm tại một sento ở Takinogawa (Tokyo). Khách hàng phải tắm sạch sẽ trước khi xuống ngâm mình trong bồn thư giãn.
Sento & Neighborhood là tổ chức phi lợi nhuận. Tôn chỉ của họ là giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của "những không gian chung đang bị đe dọa này". Họ hợp tác với cộng đồng dân cư để tìm ra cách sáng tạo, bảo tồn nét văn hóa sento độc đáo của xứ anh đào.
Không gian nghỉ ngơi trước khi bước vào phòng tắm.
Một vài đồ lưu niệm bên trong sento. Trước kia, có những sento được dùng chung cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, tới thời Edo, chính quyền đã cấm những nơi này vì chúng thường được dùng cho mục đích thiếu lành mạnh.
Cô gái này là gương mặt thương hiệu cho sento Kanamachi. Theo Sento & Neighborhood, số nhà tắm công cộng ở Tokyo đã giảm từ 2.500 xuống dưới 500 vào năm 2020.
Trong thời kỳ đầu, các cô gái (được gọi là yuna) đảm nhiệm vai trò chuẩn bị xô, nước tắm, cọ lưng và chăm sóc những khách chờ. Tuy nhiên, các yuna đã bị cấm vì tình trạng cung cấp dịch vụ tình dục trái phép. Thay thế cho họ là những nam phụ tá (sansuke).
Các sansuke được trả lương khá hậu hĩnh bởi họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhiệt độ phòng tắm. Hiện tại, các sansuke cũng không còn xuất hiện nữa.
Nhiệt độ trung bình trong các bồn ngâm thường vào khoảng 42 độ C.
Sau khi tắm, người Nhật có thói quen uống một thứ gì đó sau khi tắm. Theo truyền thống, họ sẽ uống sữa hoặc cà phê sữa ủ lạnh. Việc uống một cốc sữa hoặc cà phê sữa sau khi tắm dường như đã trở thành thói quen chung của người Nhật Bản.
Nhiều sento hiện phục vụ cả bia lạnh.
Hoài Anh