'Vang mãi khúc khải hoàn' - Cầu truyền hình kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Chương trình cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn' có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sỹ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam, là bức tranh đan xen giữa quá khứ hào hùng và hiện tại, truyền tải thông điệp về khát vọng thống nhất, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), tối 27.4, Đài Truyền hình Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, thực hiện chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi khúc khải hoàn” tại 3 điểm cầu TP.HCM, Hà Nội và Quảng Trị.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự tại điểm cầu TP.HCM; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự tại điểm cầu Hà Nội; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tại điểm cầu Quảng Trị.
Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sỹ tại ba điểm cầu, là bức tranh đan xen giữa quá khứ hào hùng và hiện tại, truyền tải thông điệp về khát vọng thống nhất, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Sự kiện cũng nhằm lan tỏa tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử của Đại thắng Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Chủ tịch nước Lương Cường chào các đại biểu và khán giả xem chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn”. Ảnh: Nguyễn Á

Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo và Dân vận trung ương cùng Đài truyền hình Việt Nam thực hiện nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của đại thắng mùa xuân năm 1975, trong ảnh là tiết mục ca múa Câu hò bên bờ Hiền Lương. Ảnh: Nguyễn Á

Chương trình gồm ba chương: Khát vọng hòa bình, Ý chí độc lập thống nhất và Tự hào đi lên! ôi Việt Nam. Ảnh tiết mục cải lương Lý con sáo được biểu diễn bởi NSƯT Quỳnh Hương cùng nhóm múa. Ảnh: Nguyễn Á

Các nghệ sĩ cảm xúc dâng trào trong tiết mục Lý con sáo. Ảnh: Nguyễn Á

Tại đầu cầu TP.HCM sân khấu bừng sáng với tiết mục Giải phóng miền Nam. Ảnh: Nguyễn Á

Không có gì quý hơn độc lập tự do - lời Bác luôn vang vọng trong trái tim của mỗi con người Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Á

Imagine - một sáng tác của nhạc sĩ người Anh John Lenon qua phần trình diễn của nghệ sĩ Hàn Quốc Jmi Ko cùng các cháu thiếu nhi. Ảnh: Nguyễn Á

Không khí hào hùng của ngày 30.4 năm ấy được tái hiện lại qua tiết mục ca múa Tiến về Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Á

Mọi người xúc động trong niềm thương tiếc các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập tự do của đất nước qua một bức thư mà ba chiến sĩ giải phóng quân trước khi hi sinh đã để lại cho hậu thế. Ảnh: Nguyễn Á

Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam là ca khúc mang khí thế tự hào về một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng qua giọng ca của NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Phạm Thế Vĩ và Anh Bằng. Ảnh: Nguyễn Á

Những di vật của liệt sĩ Kha Văn Việt đã được tìm thấy và lưu giữ trong suốt 50 năm bởi người cựu binh Mỹ và hôm nay đã được được trao trả về cho chính phủ Việt Nam và gia đình. Ảnh: Nguyễn Á

Ảnh được chụp lại qua màn hình từ đầu cầu Hà Nội, thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại sứ và phu nhân đến từ nhiều quốc gia trên thế giới trong tiết mục Quê hương Việt Nam biểu diễn bởi Suboi và Phạm Anh Duy. Ảnh: Nguyễn Á

Chương trình cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn được đầu tư công phu và hoành tráng mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả cả nước.Ảnh: Nguyễn Á

Cầu truyền hình là bức tranh đan xen giữa quá khứ hào hùng và hiện tại, chuyển tại thông điệp tự hào về khát vọng thống nhất đất nước, tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Á

Chương trình cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện tại ba điểm cầu Hà Nội - Quảng Trị và TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Á