Khu vực khai thác vàng tại các cánh rừng phòng hộ giống như một đại công trường với hàng trăm người tham gia đã gây ra nhiều hệ lụy khôn lường: Rừng phòng hộ đầu nguồn bị tàn phá, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề gây bệnh tật cho con người, nương rẫy bị bỏ hoang, trâu bò chết…
Một phu vàng vận chuyển quặng vàng tại hầm khai thác sâu hun hút ở điểm Nậm Khá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Các gia đình dựng lán trại, ăn ở tại chỗ hằng tuần, hằng tháng để khai thác vàng.
Tình trạng khai thác vàng tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây hoạt động rầm rộ.
Hoạt động khai thác vàng trái phép tại điểm Nậm Khá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu như một đại công trường với hơn 200 người tham gia.
Hàng chục hầm vàng như thế này tại điểm Nậm Khá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Một diện tích rộng lớn rừng phòng hộ toang hoang do khai thác vàng trái phép tại điểm Nậm Khá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Con suối tại bản Nậm Suổng, xã Vàng San, huyện Mường Tè là nơi lấy nước cho cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của toàn bộ người Mảng với hơn 70 hộ, 500 nhân khẩu bị ô nhiễm nặng nề do khai thác vàng trái phép.
Người dân bản Nậm Suổng, xã Vàng San, huyện Mường Tè phản ánh chân tay bị lở loát khi tiếp xúc với nước suối do khai thác vàng thải ra.
Cuộc sống tại điểm khai thác vàng Nậm Khá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu còn nhộn nhịp, sôi động hơn cuộc sống ở bản.
Những phu vàng làm việc trong các hầm đào vàng sâu hun hút tại điểm Nậm Khá, xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Nhóm PV TTXVN tại Lai Châu