Vẻ đẹp chói lóa của cổ vật sơn son thếp vàng nhà Nguyễn

Sơn son thếp vàng là một kỹ thuật sơn phủ bề mặt gỗ đặc sắc của người Việt xưa, thường áp dụng cho đồ thờ hoặc vật dụng của vua chúa. Cùng điểm qua những cổ vật sơn son thếp vàng quý giá nhất của cung đình nhà Nguyễn.

1. Được đặt tại điện Thái Hòa - nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn - ngai vàng của vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phần đế dài 118cm, rộng 90cm, cao 20cm.

1. Được đặt tại điện Thái Hòa - nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn - ngai vàng của vua nhà Nguyễn được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chạm khắc rất tinh xảo. Ngai cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phần đế dài 118cm, rộng 90cm, cao 20cm.

Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, làm bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng. Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.

Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, làm bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Bên dưới ngai là ba tầng bệ cũng làm bằng gỗ sơn son thếp vàng. Cả ngai, bửu tán và bệ đều được chạm khắc hình tượng rồng, biểu trưng cho quyền lực của hoàng đế.

2. Bên cạnh ngai vàng của vua, điện Thái Hòa cũng là nơi lưu giữ một chiếc gương cổ có một không hai của Việt Nam. Chiếc gương này có kích cỡ khổng lồ với chiều cao khoảng 4 mét, ngang 2 mét. Toàn bộ phần giá gương được làm bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

2. Bên cạnh ngai vàng của vua, điện Thái Hòa cũng là nơi lưu giữ một chiếc gương cổ có một không hai của Việt Nam. Chiếc gương này có kích cỡ khổng lồ với chiều cao khoảng 4 mét, ngang 2 mét. Toàn bộ phần giá gương được làm bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Từng chi tiết nhỏ được chạm trổ một cách tinh vi. Phần được chạm khắc cầu kỳ nhất là đỉnh gương, với vô số các chi tiết hoa lá xếp chồng lên nhau. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, chiếc gương cổ vẫn được gìn giữ trong tình trạng khá tốt.

Từng chi tiết nhỏ được chạm trổ một cách tinh vi. Phần được chạm khắc cầu kỳ nhất là đỉnh gương, với vô số các chi tiết hoa lá xếp chồng lên nhau. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, chiếc gương cổ vẫn được gìn giữ trong tình trạng khá tốt.

3. Nhà Tả trà trong cung Diên Thọ của Tử Cấm Thành Huế là nơi lưu giữ và trưng bày một hiện vật lịch sử hiếm có: Chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung (1890 - 1980, vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại). Toàn bộ chiếc kiệu được sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu.

3. Nhà Tả trà trong cung Diên Thọ của Tử Cấm Thành Huế là nơi lưu giữ và trưng bày một hiện vật lịch sử hiếm có: Chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung (1890 - 1980, vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại). Toàn bộ chiếc kiệu được sơn son thiếp vàng, chạm trổ công phu.

Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý nhất trong hoàng tộc. Kiệu của Hoàng thái hậu gọi là Phụng liễn, có 16 người gánh, được chia làm hai hàng, mỗi hàng 8 người.

Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, kiệu là phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Thái tử, những người có địa vị cao quý nhất trong hoàng tộc. Kiệu của Hoàng thái hậu gọi là Phụng liễn, có 16 người gánh, được chia làm hai hàng, mỗi hàng 8 người.

4. Vua Khải Định (1885-1825) là một ông vua nổi tiếng với cuộc sống xa hoa của nhà Nguyễn. Ngày nay còn khá nhiều cổ vật gắn với cuộc sống của vị vua này được lưu giữ. Một trong số đó là chiếc long sàng được trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - điện Long An xưa.

4. Vua Khải Định (1885-1825) là một ông vua nổi tiếng với cuộc sống xa hoa của nhà Nguyễn. Ngày nay còn khá nhiều cổ vật gắn với cuộc sống của vị vua này được lưu giữ. Một trong số đó là chiếc long sàng được trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - điện Long An xưa.

Chiếc long sàng này được làm bằng gỗ quý sơn son thiếp vàng lộng lẫy, còn khá nguyên vẹn sau hai thế kỷ tồn tại. Đây là một chiếc giường mang hơi hướng thiết kế của nội thất châu Âu xưa, nhưng lại được trang trí những họa tiết rồng đậm chất cung đình Huế, được tạo tác hết sức tinh xảo.

Chiếc long sàng này được làm bằng gỗ quý sơn son thiếp vàng lộng lẫy, còn khá nguyên vẹn sau hai thế kỷ tồn tại. Đây là một chiếc giường mang hơi hướng thiết kế của nội thất châu Âu xưa, nhưng lại được trang trí những họa tiết rồng đậm chất cung đình Huế, được tạo tác hết sức tinh xảo.

5. Trấn phong Hà Thanh Danh Thế làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, có từ năm 1915, là một hiện vật đặc sắc khác của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Trong kiến trúc Huế xưa, trấn phong là một vật dụng dùng để che chắn trong nội thất của các cung điện, lăng tẩm, đền thờ...

5. Trấn phong Hà Thanh Danh Thế làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, có từ năm 1915, là một hiện vật đặc sắc khác của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Trong kiến trúc Huế xưa, trấn phong là một vật dụng dùng để che chắn trong nội thất của các cung điện, lăng tẩm, đền thờ...

Ngoài công dụng che chắn, trấn phong còn là vật dụng trang trí nên yếu tố thẩm mỹ thường được đề cao. Những chiếc trấn phong trong cung đình nhà Nguyễn được tạo tác rất cầu kỳ. Hình tượng trang trí phổ biến là các linh vật, bát bửu, cảnh thiên nhiên.

Ngoài công dụng che chắn, trấn phong còn là vật dụng trang trí nên yếu tố thẩm mỹ thường được đề cao. Những chiếc trấn phong trong cung đình nhà Nguyễn được tạo tác rất cầu kỳ. Hình tượng trang trí phổ biến là các linh vật, bát bửu, cảnh thiên nhiên.

Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ve-dep-choi-loa-cua-co-vat-son-son-thep-vang-nha-nguyen-1509210.html