Vẻ đẹp đáng kinh ngạc ngọn núi mọc trong miệng núi lửa

Ngọn núi nằm trong miệng núi lửa nằm tại quần đảo Kuril là một trong những điểm du lịch tuyệt đẹp của Nga.

Núi lửa Krenitsyna, nằm ở mũi phía nam của Đảo Onekotan thuộc Quần đảo Kuril.

Núi lửa Krenitsyna, nằm ở mũi phía nam của Đảo Onekotan thuộc Quần đảo Kuril.

Quần đảo Kuril là một quần đảo của Nga nằm ở Thái Bình Dương, giữa Bán đảo Kamchatka và Hokkaido, hòn đảo lớn thứ hai và nằm ở cực bắc của Nhật Bản.

Quần đảo Kuril là một quần đảo của Nga nằm ở Thái Bình Dương, giữa Bán đảo Kamchatka và Hokkaido, hòn đảo lớn thứ hai và nằm ở cực bắc của Nhật Bản.

Ngọn núi lửa này có 2 phần chính: Vùng trũng lớn đầy nước được gọi là miệng núi lửa Tsar-Rusyr, trải dài tới 8km và ngọn núi hình nón nhô lên khỏi mặt nước, được gọi là Đỉnh Krenitsyna.

Ngọn núi lửa này có 2 phần chính: Vùng trũng lớn đầy nước được gọi là miệng núi lửa Tsar-Rusyr, trải dài tới 8km và ngọn núi hình nón nhô lên khỏi mặt nước, được gọi là Đỉnh Krenitsyna.

Đỉnh Krenitsyna, cao khoảng 1.300m so với mực nước biển.

Đỉnh Krenitsyna, cao khoảng 1.300m so với mực nước biển.

Cấu hình bất thường này là kết quả của việc núi lửa sụp đổ vào bên trong, trước khi một đỉnh mới mọc lên từ phần núi còn lại đang hoạt động.

Cấu hình bất thường này là kết quả của việc núi lửa sụp đổ vào bên trong, trước khi một đỉnh mới mọc lên từ phần núi còn lại đang hoạt động.

Hồ nằm trong miệng núi lửa Tsar-Rusyr và bao quanh đỉnh Krenitsyna được gọi là Hồ Kol'tsevoye.

Hồ nằm trong miệng núi lửa Tsar-Rusyr và bao quanh đỉnh Krenitsyna được gọi là Hồ Kol'tsevoye.

Hồ sâu 370m, khiến nó trở thành một trong những hồ sâu nhất ở Nga, theo Đài quan sát Trái đất của NASA.

Hồ sâu 370m, khiến nó trở thành một trong những hồ sâu nhất ở Nga, theo Đài quan sát Trái đất của NASA.

Trong bức ảnh được phi hành gia chụp lại, hồ có vẻ như được bao phủ bởi những đám mây thấp nằm ở dưới đáy miệng núi lửa.

Trong bức ảnh được phi hành gia chụp lại, hồ có vẻ như được bao phủ bởi những đám mây thấp nằm ở dưới đáy miệng núi lửa.

Nhưng thực chất, những gì bạn có thể thấy là những đám mây bay cao trên hòn đảo được phản chiếu từ mặt nước.

Nhưng thực chất, những gì bạn có thể thấy là những đám mây bay cao trên hòn đảo được phản chiếu từ mặt nước.

Thông thường, phản xạ chuẩn sẽ không đủ mạnh để làm cho các đám mây trông thật như vậy.

Thông thường, phản xạ chuẩn sẽ không đủ mạnh để làm cho các đám mây trông thật như vậy.

Nhưng trong trường hợp này, hướng của mặt trời so với ISS có nghĩa là chùm tia toàn phần của mặt trời được phản xạ thẳng trở lại phi hành gia đang chụp ảnh.

Nhưng trong trường hợp này, hướng của mặt trời so với ISS có nghĩa là chùm tia toàn phần của mặt trời được phản xạ thẳng trở lại phi hành gia đang chụp ảnh.

Điều này đã tạo ra hiệu ứng được gọi là sunlint, biến một khối nước lớn thành một tấm gương bạc khổng lồ.

Điều này đã tạo ra hiệu ứng được gọi là sunlint, biến một khối nước lớn thành một tấm gương bạc khổng lồ.

Vành miệng núi lửa cao khoảng 300m so với mặt hồ, tạo ra bóng đổ giúp làm nổi bật ảo ảnh mây.

Vành miệng núi lửa cao khoảng 300m so với mặt hồ, tạo ra bóng đổ giúp làm nổi bật ảo ảnh mây.

Núi lửa Krenitsyna vẫn đang hoạt động và lần phun trào gần đây nhất là vào năm 1952 với một đợt phun trào "vừa phải" kéo dài khoảng một tuần, theo Chương trình núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian .

Núi lửa Krenitsyna vẫn đang hoạt động và lần phun trào gần đây nhất là vào năm 1952 với một đợt phun trào "vừa phải" kéo dài khoảng một tuần, theo Chương trình núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian .

Nhưng lần phun trào lớn cuối cùng của nó có thể diễn ra vào khoảng 7.600 năm trước. - Theo livescience

Nhưng lần phun trào lớn cuối cùng của nó có thể diễn ra vào khoảng 7.600 năm trước. - Theo livescience

Bạch Liên

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ve-dep-dang-kinh-ngac-ngon-nui-moc-trong-mieng-nui-lua-post714539.html