Tu viện Tatev nằm trên cao nguyên bazan rộng lớn gần ngôi làng cùng tên trong tỉnh Syunik, ở phía đông nam cộng hòa Armenia.
Quần thể tu viện nằm ngay trên các cạnh của một hẻm núi sâu dọc theo con sông Vorotan được xây dựng trong thế kỉ thứ 9.
Lịch sử ghi nhận cao nguyên Tatev được xem như là một nơi linh thiêng, đã được sử dụng từ thời tiền kitô giáo và lưu trữ một đền thờ ngoại giáo. Ngôi đền sau đó cũng được thay thế bằng một nhà thờ kitô giáo khiêm tốn trong thế kỷ thứ 4 và đến năm 848 người ta cho xây dựng các tu viện khi nó đã trở thành thủ phủ của Đức giám mục Syunik.
Vào thế kỷ 14 và 15, Tatev là một trong những trường đại học quan trọng nhất ở Armenia, nó trở thành một trung tâm nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục và Tatev còn đóng một vai trò quan trọng khác trong việc bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Armenia.
Tu viện đã bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận động đất xảy ra vào năm 1931, phá hủy các mái vòm của tòa Thánh Phaolô và nhà thờ Thánh Peter cũng như tháp chuông của nó.
Gần đây, nhà thờ đã được xây dựng lại, nhưng tháp chuông chưa được dựng lên, hiện vẫn còn trong đống đổ nát.
Có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của tên tu viện. Một trong số đó là câu chuyện liên quan đến việc xây dựng các nhà thờ chính đến giai đoạn hoàn thành, và đó là thời điểm để cho người ta đặt cây thánh giá lên tháp chuông, nhưng có một người tập sự chuẩn bị sẵn cây thánh giá do chính tay mình làm ra và bí mật leo lên tháp chuông vào ban đêm để đặt nó, nhưng hành động này không được suôn sẻ khi bị người thầy của mình phát hiện. Ông ta la lên khiến cho anh chàng tập sự giật mình, nên mất thăng bằng rơi vào vực thẳm và anh ta thốt lên “cầu xin thiên chúa ban cho đôi cánh” trong tiếng Armenia cụm từ này có nghĩa là "Ta Tev".
Tu viện Tatev kiên cố bao gồm ba nhà thờ (Thánh Paul và Peter, các đèn chiếu sáng Grêgôriô và Mary), một thư viện, phòng ăn, tháp chuông, lăng mộ cũng như các tòa nhà hành chính và công trình phụ trợ khác.
Bên cạnh những tòa nhà, tu viện tự hào có một con lắc thẳng đứng, được gọi là Gavazan (nhân viên). Cột này được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 sau khi hoàn thành các tòa Thánh Paul và Peter.
Một trong những kỳ quan thiên nhiên trên sông Vorotan ở Armenia là cây cầu quỷ dữ. Đây là một cây cầu đá tự nhiên tuyệt đẹp treo trên sông với chiều rộng 150m và chiều dài 170 m.
Cây cầu này được hình thành từ đá vôi và có bề mặt phẳng, chiều cao cây cầu nằm trên mực nước sông 50 m, được kết nối với phía bờ bên kia để qua sông.
Bên cạnh đó còn có một con suối nóng tự nhiên.
Nếu một ai đó có đủ can đảm để leo xuống vách đá dưới sông thì đó là một thế giới khác lạ, với mang đá, nhũ đá mắc lũng lẳng và một hồ bơi tự nhiên nhỏ xinh tuyệt đẹp như hút hồn du khách.
Con sông Vorotan.
Những vách đá bazan dựng đứng ở một khúc sông.
Thạch nhủ, măng đá bên dưới cây cầu quỷ dữ.
Ngày nay, khách du lịch có thể ghé thăm tu viện bằng xe hơi hoặc xe buýt vượt qua những hẻm núi hoặc đường cáp treo hiện đại mới được khánh thành năm 2010 và được công nhận là một trong những cáp treo dài nhất thế giới (khoảng5,7 km) trong sách kỷ lục Guinness.
Theo Tuệ Tâm/Zing