Động vật máu lạnh hay động vật biến nhiệt là thuật ngữ chỉ những sinh vật luôn duy trì nhiệt độ cơ thể dựa hoàn toàn vào môi trường xung quanh. Nhóm động vật này cần lượng thức ăn gấp đôi động vật máu nóng để duy trì sự sống. Trong ảnh, loài rắn Popeia fucata với nọc độc được xếp vào hàng "cực kỳ nguy hiểm". Chúng có kích thước khoảng 40-60 cm, thường săn mồi theo kiểu "phục kích" trước khi tung ra một đòn cắn nhanh gọn.
Atheris hispida là loài rắn sống trong những khu rừng mưa ở Trung Phi. Chúng nổi tiếng với đôi mắt to cùng lớp da với những miếng vảy nhỏ xếp chồng lên nhau. Loài này ít khi tấn công con người và các động vật lớn. Tuy nhiên, nọc độc của nó đủ sức giết chết một người trưởng thành.
Dendrobates leucomelas là một loại ếch nguy hiểm bậc nhất thế giới. Lượng nọc độc trong một con ếch giống này có thể giết chết hơn 2.000 người. Dendrobates leucomelas thường được tìm thấy trong vùng rừng rậm Amazon. Thổ dân trong vùng thường bắt những con ếch này để dùng làm độc tẩm trên mũi tên.
Rhinella thuộc họ cóc, có hình dạng được ví như "người ngoài hành tinh".
Thằn lằn Plumed basilisk được mệnh danh là "ông hoàng trên mặt nước". Chúng có thể chạy với vận tốc lên tới 1,5 m/s trên bề mặt nước. Loài này không nguy hiểm và thường được nuôi làm cảnh.
Cự đà lam là loài đặc hữu của đảo Grand Cayman (thuộc quần đảo Cayman). Chúng là một trong những loài thằn lằn sống lâu nhất thế giới (có thể lên tới 70 năm).
Pseudotriton ruber thường sống trong các khu rừng ôn đới hoặc rạch nhỏ, suối... Chúng là loài đặc hữu của Mỹ, thường ăn côn trùng, nhện và những loại kỳ nhông nhỏ hơn. Loài này đang đối diện với nguy cơ mất môi trường sống nghiêm trọng.
Rắn ngô thường được nhìn thấy ở miền Trung hoặc Đông Nam nước Mỹ. Trong ảnh, một con rắn ngô 2 đầu thuộc dạng "hiếm". Các nghiên cứu chỉ ra cứ 10.000 con rắn được sinh ra thì mới xuất hiện một trường hợp 2 đầu. Tuy nhiên, rất ít con rắn 2 đầu có thể sống sót.
Trimeresurus insularis là một loài đáng sợ du khách có thể bắt gặp khi đến Bali (Indonesia). Chúng sống chủ yếu ở đất nước vạn đảo và Timor Leste. Đa số cá thể thuộc loài này đều có màu xanh lá, chỉ số ít ở Indonesia sở hữu màu lam lạ mắt. Nọc độc của chúng thường không giết chết người nhưng sẽ gây đau đớn, hoại tử.
Cá sấu bạch tạng là một loại siêu hiếm. Chúng thiếu sắc tố melanin (có tác dụng bảo vệ da khỏi bức xạ UVB) nên rất khó sống sót trong tự nhiên. Loài này thường được nuôi trong các khu bảo tồn với điều kiện chăm sóc nghiêm ngặt.
Theo Anh Tú/ Zing