Mới đây, hình ảnh của loài bướm đêm Brahmaea Hearseyi do nhiếp ảnh gia David Weiller nổi tiếng ở Pháp chụp lại đã nhận được sự quan tâm đặc biệt
Loài bướm thuộc họ Brahmaeidae, sống chủ yếu ở khu vực châu Á
Brahmaea Hearseyi có sải cánh dài khoảng từ 15 – 20 cm và được David Weiller chụp lại trong một chuyến đi tới vùng Sabah, Borneo của Malaysia
Loài bướm có đôi cánh phức tạp, các họa tiết gần giống với đôi mắt của loài hổ vằn hung dữ
Loài bướm phượng xanh đuôi nheo thường thấy ở các khu vực sông, suối… vùng Nam Á, Đông Nam Á cũng gây không ít sự ngạc nhiên đối với những người lần đầu chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp mềm mại và uyển chuyển
Bướm phượng xanh đuôi nheo là loài bướm nhỏ, có tên khoa học là Lamproptera meges
Chiều rộng sải cánh của Lamproptera meges khoảng 4 – 5cm, có một vệt màu xanh biếc nổi bật, kéo dài từ cánh trước xuống cánh sau
Ở phần đầu cánh trước có những ô trong suốt như pha lê
Tiếp đó, loài bướm còn gây ấn tượng bởi chiếc đuôi dài khoảng 4cm, giúp chúng dễ dàng bay, chuyển hướng khi bay
Nếu như Lamproptera meges có những ô nhỏ ở cánh trước trong suốt thì loài bướm Glasswing thuộc họ Nymphalidae lại được biết đến với đôi cánh có toàn bộ là các khoảng trong suốt
Do đó mà có không ít người nói rằng đó là cánh bướm vô hình. Qua cánh bướm, người ta có thể đọc được chữ, nhìn được những vật ở phía sau
Thực chất, Glasswing sở hữu một đôi cánh có cấu trúc nano khác lạ, sắp xếp không theo một trật tự nào nên dẫn đến hiệu ứng “vô hình” khi có ánh sáng mặt trời chiếu tới
Hay như bướm khế, loài bướm có tên khoa học là Attacus Atlas cũng gây sự chú ý bởi sải cánh rộng và những điểm hoa văn như tranh vẽ
Attacus Atlas sinh sống chủ yếu ở trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á
Đây được biết đến là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới với chiều rộng của đôi cánh lên đến 25 – 30 cm
Attacus Atlas là một trong những loài bướm có tên trong “Sách đỏ Việt Nam”. Họa tiết trên đôi cánh của Attacus Atlas cân xứng, với màu sắc nổi bật, hấp dẫn
Một loài bướm khác sống rải rác từ vùng phía nam Canada cho đến miền đông nước Mỹ cũng được nhắc đến nhiều với bộ cánh tuyệt đẹp. Đó là Dryocampa rubicunda
Dryocampa rubicunda hay còn được gọi với cái tên bướm đêm phong hồng, xuất phát từ việc thức ăn chính của loài bướm là lá cây phong
Bướm đêm phong hồng có đôi cánh nhỏ màu vàng, cánh lớn màu hồng xen vào đó là một viền vàng ở chính giữa
Loài bướm có kích thước nhỏ bé, chỉ khoảng từ 3 – 5 cm. Với lớp lông dày phủ trên đôi cánh sặc sỡ, bướm đêm phong hồng đã khiến cho không ít người liên tưởng tới những chiếc bánh kem ngọt ngào
Theo Nguyễn Minh/An ninh Thủ đô