Mực dâu tây có tên khoa học là Histioteuthis heteropsi, được tìm thấy ở Thái Bình Dương dưới độ sâu 200-1000 mét.
Cái tên này bắt nguồn từ việc chúng có những đốm đen trên cơ thể màu đỏ, trông giống như những quả dâu tây.
Trên thực tế, những đốm này là photophores, cơ quan tạo ra ánh sáng thông qua phản ứng hóa học hoặc thông qua các vi khuẩn phát sáng cộng sinh.
Các đốm này sẽ được mực dâu tây sử dụng để phản chiếu ánh sáng của chính mình, giúp chúng ngụy trang, tránh những kẻ săn mồi.
Mực dâu tây còn có tên gọi khác là "mực mắt lác" do sở hữu một mắt to và một mắt nhỏ.
Theo các nhà khoa học, khi được sinh ra, mực dâu tây vốn sở hữu hai mắt có kích thước tương đương nhau.
Thế nhưng, trong quá tình phát triển, mắt trái của chúng bắt đầu tăng kích thước và có thể lớn hơn gấp đôi mắt phải.
Trong khi mắt lớn của mực mắt lác có màu vàng, thường hướng lên phía trên để tận dụng ánh sáng mặt trời tìm kiếm thức ăn...
... thì mắt nhỏ có màu xanh lam lại được sử dụng để phát hiện những kẻ săn mồi đang ẩn nấp.
Về nguyên nhân vì sao lại có sự chênh lệch và khác biệt này, các nhà khoa học vẫn tìm kiếm suốt hơn 100 năm qua.
Nguyễn Nguyễn (Theo Tumblr)