Về Làng cổ Hùng Lô

PTĐT - Trên hành trình về miền Đất Tổ có  một làng nghề truyền thống với những nếp nhà cổ kính cùng ngôi đình xưa đã trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử đã  'níu chân' nhiều đồng bào và du khách, đó chính là làng cổ Hùng Lô.  Hùng Lô tên làng đã nói lên địa thế lý tưởng của vùng đất với Sông Lô - núi Hùng.

Lễ hội làng Hùng Lô mang đậm nét văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Ảnh: Việt Thắng

Lễ hội làng Hùng Lô mang đậm nét văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Ảnh: Việt Thắng

PTĐT - Trên hành trình về miền Đất Tổ có một làng nghề truyền thống với những nếp nhà cổ kính cùng ngôi đình xưa đã trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử đã “níu chân” nhiều đồng bào và du khách, đó chính là làng cổ Hùng Lô. Hùng Lô tên làng đã nói lên địa thế lý tưởng của vùng đất với Sông Lô - núi Hùng.

Truyền thống xưa…
Làng Hùng Lô xưa kia có tên gọi là Trang Khả Lãm là một trong những vùng đất trù phú nằm bên dòng Lô giang trong địa hạt kinh đô Văn Lang. Qua nhiều thời kỳ, làng có tên: Làng Xốm, làng An Lãm, làng An Lão rồi sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đổi tên thành xã Hùng Lô. Tương truyền đây vốn là nơi Vua Hùng cùng công chúa và các quần thần dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du ngoạn. Vua thấy nơi này trù phú, cây cối tốt tươi, lại có khí thiêng từ lòng đất nên cho đây là chốn địa linh. Về sau dân làng dựng lên ngôi miếu thờ Vua Hùng để đời đời nhớ ơn vương tổ. Ngôi miếu cổ hiện mang kiến trúc thời Lý, là kết quả sau quá trình trùng tu năm 1197 đời vua Lý Cao Tông. Từ ngôi miếu cổ này, người dân làng Hùng Lô xưa đã xây dựng nên một quần thể miếu đình khang trang. Đình Hùng Lô hay gọi là đình Xốm tọa lạc trên dải đất rộng 5.000m2 với quy mô kiến trúc khá hoàn chỉnh gồm 5 gian nhà tiền tế: Phương đình, lầu chuông, lầu trống và tòa đại đình. Toàn bộ nội thất của tòa đại đình đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Hiện nay, Đình còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như: Đỉnh, đèn, lư hương, hạc đồng và một số bình sứ cổ, cùng những hương án, kiệu bát cống…Hòa vào dòng chảy của lịch sử ngôi đình cổ vẫn còn đó là chốn gửi gắm tâm linh của biết bao thế hệ đồng thời là nơi sinh hoạt vui chơi của cộng đồng làng xã, cũng như diễn ra các buổi trình diễn Hát Xoan mỗi dịp có du khách ghé thăm. Ngoài đình Hùng Lô di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Làng Hùng Lô còn lưu giữ hơn 40 ngôi nhà cổ có tuổi đời từ 100 đến xấp xỉ 300 năm, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của làng cổ Việt Nam.

Con đường vào làng nghề làm mỳ truyền thống của xã Hùng Lô mỗi ngày đều tấp nập những chuyến xe chở đầy mỳ trắng khô lấp lánh trong nắng.

Con đường vào làng nghề làm mỳ truyền thống của xã Hùng Lô mỗi ngày đều tấp nập những chuyến xe chở đầy mỳ trắng khô lấp lánh trong nắng.

Làng “đa nghề” hôm nayKhi ánh nắng trải dài trên mọi nẻo đường ngõ xóm thì những chuyến xe trở đầy ắp mỳ khô trắng ngần đi muôn nơi. Không ai biết nghề làm mỳ gạo ở đây có từ khi nào chỉ biết rằng đó là nghề truyền đời và hiện là một trong những nghề chính của người dân nơi đây. Ông Nguyễn Văn Hùng ở khu 4, xã Hùng Lô cho biết: “Hiện nay làng nghề có khoảng 40- 50 hộ cùng làm mỳ gạo, nghề được truyền từ đời này sang đời khác. Nếu như trước đây người dân quê tôi làm mỳ bằng phương pháp thủ công thì ngày nay máy móc giúp bớt đi phần nào khó khăn vất vả”. Những sợi mỳ trắng được phơi ở mọi nẻo đường ngõ xóm đã trở thành nét đặc trưng ở nơi đây. Ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô chia sẻ: “Thế mạnh của làng cổ Hùng Lô từ nhiều đời nay vẫn là phát triển làng nghề truyền thống: Bánh chưng, bánh giầy, làm đậu, mỳ gạo, bún, miến, rượu nếp,… Từ sản xuất các sản phẩm nông sản, thực phẩm phục vụ đời sống cho người dân địa phương và xã xung quanh, người làm nghề Hùng Lô nay đã phát triển năng lực sản xuất đưa thương hiệu Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết, xã Hùng Lô đi xa. Không chỉ phát triển làng nghề hiện nay với hình thức kết hợp du lịch tâm linh - làng nghề dựa trên tài nguyên văn hóa, lịch sử dồi dào, làng cổ Hùng Lô đang dần trở thành điểm đến ngày càng được nhiều du khách trong, ngoài nước biết đến. Doanh thu tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại của xã năm 2019 ước đạt 190 tỷ đồng. Thu nhập bình quân trên 34 triệu đồng/người”.

Sân đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng mỗi chiều của nhân dân làng cổ Hùng Lô.

Sân đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng mỗi chiều của nhân dân làng cổ Hùng Lô.

Ở Hùng Lô là dù kinh tế rất phát triển nhưng địa phương, mỗi gia đình, thôn, xóm đều luôn chú trọng giáo dục, truyền thụ bề dày truyền thống dựng làng và giữ làng cho thế hệ sau. Giữa nhịp sống hiện đại tấp nập làng cổ Hùng Lô lại bình yên chậm dãi và lắng đọng trong những giá trị truyền thống được tiếp biến từ bao đời có lẽ những sinh hoạt truyền thống đã dần in sâu vào tâm trí để những người con xa quê luôn nhớ về.

Ninh Giang

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/dat-nguoi-phu-tho/202002/ve-lang-co-hung-lo-169036