Về Phú Yên mục sở thị 'tuyệt chiêu' chống thấm cho thuyền thúng của ngư dân

Làng Phú Mỹ là nơi hiếm hoi tại Phú Yên còn duy trì nghề làm thuyền thúng bằng tre với 'tuyệt chiêu' chống thấm bằng... phân bò.

Video: Chống thấm cho thúng chai bằng cách 'trét phân bò'

Làm thúng chai (hay thuyền thúng) bằng tre là nghề truyền thống lâu đời tại làng Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên). Đối với người dân miền biển Phú Yên, thúng chai là sản phẩm thông dụng, dùng để đi câu mực, câu tôm… hay đưa hàng hóa từ bờ ra thuyền lớn.

Làm thúng chai (hay thuyền thúng) bằng tre là nghề truyền thống lâu đời tại làng Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên). Đối với người dân miền biển Phú Yên, thúng chai là sản phẩm thông dụng, dùng để đi câu mực, câu tôm… hay đưa hàng hóa từ bờ ra thuyền lớn.

Trước kia, xã An Dân có khoảng 50 hộ làm thúng chai, từ khi thuyền thúng nhựa ra đời thì phần lớn người dân bỏ nghề đi tìm việc khác, nay chỉ còn khoảng 10 hộ bền bỉ bám nghề. Một trong số đó là cơ sở của anh Trương Văn Trung và vợ là chị Trương Thị Bích Kiều. Hiện họ vẫn duy trì toàn bộ công đoạn làm thúng chai thủ công.

Trước kia, xã An Dân có khoảng 50 hộ làm thúng chai, từ khi thuyền thúng nhựa ra đời thì phần lớn người dân bỏ nghề đi tìm việc khác, nay chỉ còn khoảng 10 hộ bền bỉ bám nghề. Một trong số đó là cơ sở của anh Trương Văn Trung và vợ là chị Trương Thị Bích Kiều. Hiện họ vẫn duy trì toàn bộ công đoạn làm thúng chai thủ công.

Theo anh Trung, làm thúng chai tốn nhiều thời gian, vất vả mà thu nhập bấp bênh. "Nhiều năm qua, gia đình tôi nhờ đơn đặt hàng ở các khu du lịch và đơn xuất khẩu đi các nước trên thế giới như: Thái Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản… nên mới duy trì được nghề" - anh Trung nói.

Theo anh Trung, làm thúng chai tốn nhiều thời gian, vất vả mà thu nhập bấp bênh. "Nhiều năm qua, gia đình tôi nhờ đơn đặt hàng ở các khu du lịch và đơn xuất khẩu đi các nước trên thế giới như: Thái Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản… nên mới duy trì được nghề" - anh Trung nói.

Loại tre làm thúng chai là loại tre mỡ, không già cũng không non. Khi lấy về, tre được chẻ nhỏ, vót mỏng đều rồi phơi qua nắng để làm mê thúng (đáy thúng). Khâu then chốt là làm mê thúng, tre được vót mỏng và đan đều khít với nhau.

Loại tre làm thúng chai là loại tre mỡ, không già cũng không non. Khi lấy về, tre được chẻ nhỏ, vót mỏng đều rồi phơi qua nắng để làm mê thúng (đáy thúng). Khâu then chốt là làm mê thúng, tre được vót mỏng và đan đều khít với nhau.

Phần mê thúng sau khi đan xong sẽ được đưa vào khuôn đất để tạo hình sao cho tròn đều và thẩm mỹ.

Phần mê thúng sau khi đan xong sẽ được đưa vào khuôn đất để tạo hình sao cho tròn đều và thẩm mỹ.

Tiếp đến là công đoạn làm vành.

Tiếp đến là công đoạn làm vành.

Khi chiếc thúng chai hoàn thiện sẽ đem ra phơi nắng. Sau đó đến công đoạn lấy phân bò tươi "trét" đều lên mặt thúng, bịt kín các kẽ hở của nan tre.

Khi chiếc thúng chai hoàn thiện sẽ đem ra phơi nắng. Sau đó đến công đoạn lấy phân bò tươi "trét" đều lên mặt thúng, bịt kín các kẽ hở của nan tre.

Sau khi lớp phân bò đầu tiên khô, thợ lại trét lớp thứ hai. Công đoạn này giúp thúng luôn bền chắc và có màu nâu óng như sáp ong.

Sau khi lớp phân bò đầu tiên khô, thợ lại trét lớp thứ hai. Công đoạn này giúp thúng luôn bền chắc và có màu nâu óng như sáp ong.

 Đợi phân bò khô thì dùng nhựa dầu rái quét thêm hai lớp để tạo độ bóng, đẹp. Lúc đó, thúng chai mới hoàn thành. Trong các công đoạn làm thúng chai thì trét phân bò và dầu rái được coi là công đoạn quan trọng nhất, vì nó quyết định sự thành bại của sản phẩm, giúp tăng độ kết dính, chống thấm và nâng tuổi thọ của một chiếc thúng chai lên đến hàng chục năm.

Đợi phân bò khô thì dùng nhựa dầu rái quét thêm hai lớp để tạo độ bóng, đẹp. Lúc đó, thúng chai mới hoàn thành. Trong các công đoạn làm thúng chai thì trét phân bò và dầu rái được coi là công đoạn quan trọng nhất, vì nó quyết định sự thành bại của sản phẩm, giúp tăng độ kết dính, chống thấm và nâng tuổi thọ của một chiếc thúng chai lên đến hàng chục năm.

Tùy theo kích cỡ, giá thúng chai dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng. Gần đây, thúng chai do người làng Phú Mỹ làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và châu Âu.

Tùy theo kích cỡ, giá thúng chai dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng. Gần đây, thúng chai do người làng Phú Mỹ làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và châu Âu.

Nhiều thúng chai được vẽ màu sắc, họa tiết theo yêu cầu của khách hàng. "Hiện địa phương còn ít hộ theo nghề này, thời gian tới, chính quyền xã sẽ tiếp tục vận động người dân bám nghề, đưa thuyền thúng đi đăng ký sản phẩm OCOP để giúp lan tỏa thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phản triển kinh tế" - lãnh đạo UBND xã An Dân cho biết.

Nhiều thúng chai được vẽ màu sắc, họa tiết theo yêu cầu của khách hàng. "Hiện địa phương còn ít hộ theo nghề này, thời gian tới, chính quyền xã sẽ tiếp tục vận động người dân bám nghề, đưa thuyền thúng đi đăng ký sản phẩm OCOP để giúp lan tỏa thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phản triển kinh tế" - lãnh đạo UBND xã An Dân cho biết.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ve-phu-yen-muc-so-thi-tuyet-chieu-chong-tham-cho-thuyen-thung-cua-ngu-dan-ar893067.html