Về tác giả bài thơ 'Nhớ Trương Thăng Phủ' trên núi Dục Thúy

Hóa công bao đời mài chuốt đã ban tặng cho vùng đất Ninh Bình những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những dãy núi đá vôi thuộc dải Trường Sơn trùng điệp và hệ thống hang động, thung lũng kỳ vĩ. Đồng thời, đây cũng là vùng đất án ngữ trên con đường Thiên lý cổ Bắc Nam. Vì vậy, địa danh này thường là nơi dừng chân của các bậc vua, chúa, công hầu, khanh tướng, những người đỗ đạt trong các kỳ thi Hội, thi Đình và bao tao nhân mặc khách mỗi khi có dịp qua lại nơi đây. Trước vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, nhiều người trong số họ đã ngẫu hứng 'xuất khẩu thành chương' đề, vịnh những bài thơ và hơn thế còn cho chạm khắc thơ của mình trên vách núi.

Dục Thúy Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu của CTV

Vì vậy, việc sưutập và giới thiệu các tác phẩm thơ văn xưa khắc đá đã được nhiều học giả trongvà ngoài nước quan tâm và đã có nhiều bài thơ, bài ký, bài minh khắc đá ở vùngđất này, được chép chữ Hán Nôm, phiên âm, dịch nghĩa và chú giải. Tuy nhiên, vìmột lý do nào đó, một số tài liệu lưu trữ trong các thư viện và một số tuyểntập, cuốn sách đã xuất bản và lưu hành ở trung ương và địa phương, trong đó cómột số bài thơ tuyển chọn còn đang nhầm lẫn tên tác giả, các ký tự… cuốn sáchviết sau chép lại nguyên bản thơ của các cuốn sách viết trước, nên những dị bảnso với nguyên bia chạm khắc trên vách núi cứ lặp đi, lặp lại. Một trong nhữngtài liệu nằm trong tình trạng trên đây là các sách, tuyển tập chép bài thơ “NhớTrương Thăng Phủ” chạm khắc trên núi Dục Thúy.

Bài thơ chạm khắctrên đỉnh của cửa hang thông nhau theo hướng Bắc Nam, trong cụm bia nằm ở mỏmcao nhất trên Dục Thúy sơn. Bia có hình chữ nhật đứng, mặt bia quay về hướngĐông Bắc, với kích thước chiều cao 43 cm và chiều rộng 33 cm. Bia không cóđường diềm ngoài, để tạo mặt phẳng khắc chữ, những người thợ xưa đã đục sâu vàothớ đá từ 3 cm đến 7 cm so với mặt bắng vách núi. Trên mặt bia có 9 dòng, phíaphải chạm khắc nội dung bài thơ và phía trái là những dòng tịnh dẫn và lạckhoản. Bài thơ “tứ tuyệt”, chạm khắc trên mặt bia mỗi câu một dòng theo hàngdọc, trình tự từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Phần tịnh dẫn và lạc khoảntất thảy khắc 5 dòng, cỡ chữ nhỏ bằng nửa so với chữ khắc trong nội dung bàithơ. Chữ Hán chạm khắc nông, chữ không được sắc nét, chứng tỏ người viết mâũchữ và tay nghề tốp thợ đều thua kém so với một số bia xung quanh. Hiện bia cònnguyên vẹn, trong đó các chữ Hán khắc nội dung bài thơ vẫn còn rõ nét, nhưng 5dòng tịnh dẫn và lạc khoản phía trái bia một số chữ đã mờ rất khó đọc, trong đóhai chữ “niên” và “thượng” có hiện tượng bị đục xóa.

Căn cứ nguyên biama nhai đang hiện hữu trên vách núi Dục Thúy, sau khi chép chữ Hán, chúng tôiphiên âm, dịch nghĩa, bài thơ và phần lạc khoản được dịch như sau:

Phiên âm:

Vi ức TrươngThăng Phủ,

Trùng đăng DụcThúy san.

Tư công bất đắckiến,

Đồ ỷ bích vângian.

Tiền Ninh BìnhTuần phủ thăng thụ Hải Dương Tổng đốc hiệp tá Đại học sĩ Từ tướng công húy Đạmnguyên đề

Bảo Đại thập bátniên mạnh đông nguyệt thượng cán

Do tử

Ninh Bình tuầnphủ Từ Bộ Thực phụng tuyên.

Dịch nghĩa:

Vì nhớ TrươngThăng Phủ

(Từ Đạm) lại lênnúi Dục Thúy.

Nhớ thương ngươìmà chẳng thấy,

Bước đi nghiêngngả giữa màu xanh mây trời.

Nguyên là Tuầnphủ Ninh Bình, sau được thăng chức và chuyển về Hải Dương là Tướng công họ Từ,húy là Đạm giữ chức Tổng đốc Hiệp tá Đại học sỹ đề bài thơ này.

Niên hiệu Bảo Đạithứ 18, thượng tuần tháng đầu mùa đông (đầu tháng 10, năm 1943) Bởi con, là TừBộ Thực đang giữ chức Tuần phủ Ninh Bình khắc bia này, kính dâng!

Dịch thơ:

Nhớ Trương ThăngPhủ

Vì nhớ TrươngThăng Phủ

Lại lên Dục Thuýchơi

Tìm Người màchẳng thấy

Nghiêng bước giưãmây trời!

Từ Đạm đề bài thơnày

Trần Lâm Bìnhdịch

Đề tài NCKH “Thơxưa khắc đá ở Ninh Bình”

Hầu như những ấnphẩm xuất bản trước đây, trong đó có tuyển chọn bài thơ “Nhớ Trương Thăng Phủ”trên đây, đều chép tên tác giả là Thực Thái Ngạc hoặc Thái Ngạc.

Tuy nhiên, khiđọc hai dòng đầu trong phần lạc khoản: “Tiền Ninh Bình Tuần phủ thăng thụ HảiDương Tổng đốc hiệp tá/ Đại học sĩ Từ tướng công húy Đạm nguyên đề” cho tabiết: Trước đây Tướng công họ Từ, húy là Đạm (Từ Đạm) từng là Tuần phủ NinhBình, sau được thăng chức và chuyển về Hải Dương giữ chức Tổng đốc Hiệp tá Đạihọc sĩ, đã đề bài thơ này. Như vậy, TừĐạm là tác giả bài thơ “Nhớ Trương Thăng Phủ”. Tiếp đến, đọc dòng lạc khoản thứba: “Bảo Đại thập bát niên mạnh đông nguyệt thượng cán”, ta biết thêm thời điểmchạm khắc tấm bia trên: niên hiệu Bảo Đại thứ 18, thượng tuần tháng đầu mùađông” (đầu tháng 10, năm 1943). Dòng lạc khoản thư tư: “Do tử”. Tuy dòng lạckhoản này chỉ vẻn vẹn có hai Hán tự, nhưng cho biết người này là con của Từ Đạmvà do người này đã chạm khắc tấm bia. Và dòng lạc khoản cuối cùng: “Ninh BìnhTuần phủ Từ Bộ Thực phụng tuyên”, ta biết được Từ Bộ Thực đang giữ chức Tuầnphủ Ninh Bình vâng mệnh (cha) chạm khắc tấm bia này, kính dâng. Như vậy, thôngqua nội dung 5 dòng lạc khoản, ta có thể khẳng định: Tác giả bài thơ là Từ Đạm.Và Từ Bộ Thực đã khắc bài thơ của cha mình trên núi Dục Thúy (không phải tácgiả bài thơ là Thực Thái Ngạc hay Thái Ngạc, như các tuyển tập, tài liệu đã inấn và lưu hành).

Nếu chỉ đọc nhữngbút tích của Tuần phủ Từ Đạm đã từng đục đẽo trên núi Dục Thúy khi đang giữchức Tuần phủ Ninh Bình, như bia khắc bài “Phong nguyệt nhĩ câu thích” và đụclốt hai bàn chân của mình trên đỉnh núi, ta có cảm giác đó là những vết sạn đãlàm xước một viên ngọc quý là núi thơ Dục Thúy. Tuy nhiên, khi đọc tấm bia “CúcNhân đoàn tọa” với nội dung Tuần phủ Từ Đạm quyến luyến khi phải chia tay núiDục Thúy để đi nhậm chức mới ở tỉnh Hải Dương và nhất là đọc tấm bia “Nhớ TrươngThăng Phủ”, do người con trai là Từ Bộ Thực phụng khắc thơ của người cha trênđây… thì chúng ta có một nhận thức khác về Từ Đạm. ở góc độ nào đó, Từ Đạm làngười không phải chỉ có những lời chê trách như ta vẫn thường nghe, mà còn cótấm lòng nhân ái, nhớ và biết ơn những người đi trước như Trương Thăng Phủ.

Trần Lâm Bình

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ve-tac-gia-bai-tho-nho-truong-thang-phu-tren-nui-duc-thuy-20200214085156645p1c87.htm