Vén màn bí ẩn về đệ nhất cổ tự của Hà Nội, được Cao Biền xây lên để trấn yểm long mạch đất Việt?

Nhiều người tin rằng ngôi chùa này trước đây được Cao Biền dựng lên để trấn yểm long mạch đất Việt. Thực hư chuyện này ra sao.

Cao Biền (821 – 887) là nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc và cũng chẳng còn xa lạ gì tại Việt Nam. Ông là một tướng lĩnh triều Đường, Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền, Cao Biên là một thầy phù thủy cao tay, biết yểm bùa đã tìm cách kìm hãm sự phát triển của nước ta lúc bấy giờ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người đời đồn thổi, ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội có một ngôi chùa cổ rất đặc biệt. Nó được chính Cao Biền dựng lên để trấn yểm phong thủy, long mạch của nước ta. Ngôi chùa đó được cho là chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự).

Ở Việt Nam, chùa Tây Phương là cùa cổ thứ hai, chỉ sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Nó được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8, nay vẫn giữ được những nét cổ kính vốn có. Chùa Tây Phương chính là ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội hiện nay.

Theo “Sơn Tây địa chí”, Cao Biền từng về tâu với vua Đường rằng:“Câu Lậu chi sơn, huyệt tại trung cấp thần dĩ tác tự dĩ yểm chi”(tạm dịch: Núi Câu Lậu có huyệt ở giữa, thần đã làm chùa yểm đi rồi).

Từ đó mà có tin đồn ngôi chùa Tây Phương trên đỉnh núi Câu Lậu chính là do Cao Biền xây lên. Điều này khiến các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đau đầu suốt một thời gian dài. Họ tìm đủ chứng cứ để xem chuyện này có căn cứ hay không? Tại sao Cao Biền khi sang nước ta đi sứ lại dám làm chuyện như vậy? Và nếu như biết chuyện, tại sao bấy nhiêu năm trôi qua không một ai dám phá hủy nơi trấn yểm này đi?

Trong “Phật lục”, học giả Trần Trọng Kim có dẫn lại truyền thuyết Cao Biền dựng chùa Tây Phương và đưa ra nghi vấn rằng không có bất cứ di tích nào cho thấy chuyện đó là sự sự thật.

Còn “Việt Nam cổ tập san” có dẫn nhận định của KTS nổi tiếng Nguyễn Bá Lăng rằng dù Cao Biền có dựng chùa thì ngôi chùa đó cũng không thể là chùa Tây Phương. Bởi Tây Phương nằm trên đỉnh, còn chùa của Cao Biền được mô tả là “huyệt tại trung cấp”. Chỉ riêng điểm này đã quá mâu thuẫn.

Trên hành trình đi tìm ngôi chùa Cao Biền dùng để trấn yểm đất Việt, ở núi Câu Lậu còn có một ngôi chùa khác là chùa Thanh Am. Nó quả thực nằm ở lưng chừng núi. Tuy nhiên, ngôi chùa này không có lịch sử nghìn năm, không xuất hiện cùng thời với Cao Biền.

Nhiều khả năng chuyện Cao Biền xây chùa trấn yểm long mạch nước ta chỉ là chuyện hư cấu, được thêm thắt theo thời gian mà thôi.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ven-man-bi-an-ve-de-nhat-co-tu-cua-ha-noi-duoc-cao-bien-xay-len-de-tran-yem-long-mach-dat-viet/20240328082327147