Venice ngập hơn 1 m vì hệ thống chắn lũ không hoạt động

Thành phố kênh đào Venice lại chìm dưới biển nước khi triều cường dâng cao 1,4 m. Hệ thống đập chắn lũ MOSE, đại công trình với 17 năm xây dựng, vẫn không phát huy tác dụng.

 Vương cung thánh đường lịch sử St. Mark ngập dưới nước hôm 8/12 sau khi hệ thống đập nhân tạo lưu động MOSE một lần nữa không phát huy tác dụng.

Vương cung thánh đường lịch sử St. Mark ngập dưới nước hôm 8/12 sau khi hệ thống đập nhân tạo lưu động MOSE một lần nữa không phát huy tác dụng.

 Cư dân Venice từ lâu đã quen với các đợt triều cường. Giờ đây, họ lại mang ủng cao su để đối phó với trận lụt cao 1,4 m trên mực nước biển.

Cư dân Venice từ lâu đã quen với các đợt triều cường. Giờ đây, họ lại mang ủng cao su để đối phó với trận lụt cao 1,4 m trên mực nước biển.

 Vương cung thánh đường St. Mark, khu vực thấp nhất của thành phố có từ thời Phục Hưng, ngập gần 1 m so với mực nước biển. Nhiều cửa hàng trong khu vực phải tìm cách ngăn nước tràn vào bằng các tấm gỗ, theo CBS News.

Vương cung thánh đường St. Mark, khu vực thấp nhất của thành phố có từ thời Phục Hưng, ngập gần 1 m so với mực nước biển. Nhiều cửa hàng trong khu vực phải tìm cách ngăn nước tràn vào bằng các tấm gỗ, theo CBS News.

 Hệ thống đập chắn lũ MOSE, gồm 78 cổng cơ động khổng lồ dưới nước, được thiết kế để trồi lên khi triều cường bất ngờ dâng cao nhằm bảo vệ đầm phá của Venice.

Hệ thống đập chắn lũ MOSE, gồm 78 cổng cơ động khổng lồ dưới nước, được thiết kế để trồi lên khi triều cường bất ngờ dâng cao nhằm bảo vệ đầm phá của Venice.

 Tuy nhiên, hôm 8/12, MOSE đã không được kích hoạt vì dự báo sai khi cho rằng mực nước chỉ dâng 1,2 m so với mực nước biển. “Để kích hoạt MOSE, cần một dự báo mực nước ở mức cao hơn”, Thị trưởng Venice Luigi Brugnaro nói với hãng thông tấn Italy Agi. “Chúng tôi sẽ phải xem xét lại các nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển”.

Tuy nhiên, hôm 8/12, MOSE đã không được kích hoạt vì dự báo sai khi cho rằng mực nước chỉ dâng 1,2 m so với mực nước biển. “Để kích hoạt MOSE, cần một dự báo mực nước ở mức cao hơn”, Thị trưởng Venice Luigi Brugnaro nói với hãng thông tấn Italy Agi. “Chúng tôi sẽ phải xem xét lại các nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển”.

 Tháng 11/2019, Venice hứng chịu trận triều cường lịch sử. Nước dâng cao gần 2 m từ biển Adriatic đã nhanh chóng bao phủ 85% thành phố, gây ra lũ lụt nghiêm trọng nhất trong gần 50 năm. Hàng chục nhà thờ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới đã bị hư hại.

Tháng 11/2019, Venice hứng chịu trận triều cường lịch sử. Nước dâng cao gần 2 m từ biển Adriatic đã nhanh chóng bao phủ 85% thành phố, gây ra lũ lụt nghiêm trọng nhất trong gần 50 năm. Hàng chục nhà thờ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới đã bị hư hại.

 MOSE nước được thiết kế để nâng lên trong vòng 30 phút, tạo ra bức tường thành khổng lồ có khả năng ngăn chặn mực nước dâng cao hơn bình thường khoảng 3 m.

MOSE nước được thiết kế để nâng lên trong vòng 30 phút, tạo ra bức tường thành khổng lồ có khả năng ngăn chặn mực nước dâng cao hơn bình thường khoảng 3 m.

 Dự án MOSE đã tiêu tốn khoảng 7 tỷ euro (8 tỷ USD) so với ước tính ban đầu là 2 tỷ euro. Nó bắt đầu khởi công năm 2003, và dự kiến được hoàn thành vào năm 2011 nhưng phải đến tháng 10 năm nay mới xong.

Dự án MOSE đã tiêu tốn khoảng 7 tỷ euro (8 tỷ USD) so với ước tính ban đầu là 2 tỷ euro. Nó bắt đầu khởi công năm 2003, và dự kiến được hoàn thành vào năm 2011 nhưng phải đến tháng 10 năm nay mới xong.

 Đại công trình chắn nước trên thực tế bị tham nhũng, đội vốn và liên tục chậm tiến độ - những vấn đề rất phổ biến với các dự án xây dựng lớn tại nước này.

Đại công trình chắn nước trên thực tế bị tham nhũng, đội vốn và liên tục chậm tiến độ - những vấn đề rất phổ biến với các dự án xây dựng lớn tại nước này.

 Lực lượng chức năng cố bắc một cây cầu tạm cho người dân đi qua.

Lực lượng chức năng cố bắc một cây cầu tạm cho người dân đi qua.

Hà Lan

Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/venice-ngap-hon-1-m-vi-he-thong-chan-lu-khong-hoat-dong-post1161769.html