Với hàm răng cong và sải cánh lên tới 4,6 m, gấp đôi sải cánh của đại bàng lớn hiện đại, " quái vật" Haliskia peterseni là một kẻ săn mồi đáng sợ thời kỳ đó.
Hóa thạch này được tìm thấy vào tháng 11/2021 bởi ông Kevin Petersen tại Hệ tầng Toolebuc, Lưu vực Eromanga. Mẫu vật có độ hoàn thiện 22%, hoàn thiện hơn gấp đôi so với các hóa thạch trước đó.
Haliskia peterseni thuộc chi Anhanguera, nhóm dực long có đặc trưng là đôi cánh dài và hàm răng sắc nhọn, săn cá để sinh tồn.
Nhóm dực long, bao gồm Anhanguera, xuất hiện từ kỷ Tam Điệp muộn và biến mất vào cuối kỷ Phấn Trắng do sự kiện tiểu hành tinh Chicxulub.
Dực long, còn được gọi là thằn lằn có cánh hay thằn lằn bay, là một nhóm bò sát biết bay thuộc nhánh / bộ Pterosauria. Chúng sống từ Kỷ Tam Điệp muộn đến cuối kỷ Phấn Trắng (khoảng từ 210 đến 66 triệu năm trước).
Pterosauria là các động vật có xương sống đầu tiên đã thích ứng cho bay lượn. Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da giống cánh dơi, cơ và các loại tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4.
Dực long có đủ loại kích thước khác nhau khi trưởng thành, từ rất nhỏ (như Nemicolopterus) đến rất lớn (như Quetzalcoatlus và Hatzegopteryx).
Mặc dù hùng cứ bầu trời, chúng vẫn là bò sát, và một số loài có lớp lông giống như tóc.
Dực long là những sinh vật biết bay trước cả chim và dơi, và chúng là loài có dây sống đầu tiên có khả năng bay.
Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.
Thiên Trang (TH)