Theo ghi nhận của NASA, vết đen Mặt Trời khổng lồ AR3014 đang ngày một lớn thêm, hiện đã gấp 7 lần Trái đất và giữ kỷ lục lớn nhất trong Chu kỳ 25 hiện tại.
Do vết đen này nằm đối diện Trái đất nên nó sẽ bắn đến chúng ta những quả pháo sáng vũ trụ. Ghi nhận hoạt động của những quả pháo sáng nay mới chỉ nằm ở mức yếu.
Tuy nhiên nó cũng có nguy cơ khoảng 40% phát ra pháo sáng loại M (trung bình) và 5% nguy cơ phát ra pháo sáng loại X (mạnh nhất) cho đến hết ngày theo giờ GMT.
Điều này có nghĩa người Trái Đất nên chuẩn bị đối mặt với hàng loạt cơn bão địa từ, có thể đã bắt đầu mà chúng ta không nhận thấy, có thể ập đến liên tiếp trong những ngày tới.
Trước đó, một quả pháo sáng ở cấp độ cao của loại M - M3.03, tức đã gần đạt đến loại mạnh nhất, đã thoát ra khỏi vết đen.
Chúng ta không thể cảm nhận được những cơn bão Mặt Trời này, nhưng hệ thống vô tuyến, định vị ở một số nơi sẽ bị ảnh hưởng, hay gặp nhất là hiện tượng mất điện vô tuyến sóng ngắn.
Những vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) dưới dạng một quả cầu lửa làm bằng plasma khổng lồ có thể đi sau bão địa từ, do đó trong vài ngày tới rất có khả năng bầu trời phương Bắc lại được thắp sáng bởi cực quang.
hàng loạt vụ phun trào Mặt trời được ghi nhận trong những năm gần đây đã khiến các nhà khoa học lo ngại, vì sự phun trào bất thường từ Mặt trời có thể gây ra một cơn bão địa từ quy mô lớn trên Trái đất.
Bão địa từ và các tác động khác do nhiều loại pháo sáng Mặt trời gây ra vẫn còn là bí ẩn ngay cả với những nhà thiên văn giỏi nhất.
Rất khó để dự đoán được các hoạt động của Mặt trời cũng như ảnh hưởng mà những hoạt động đó có thể gây ra cho Trái đất. Ngay cả một số thuộc tính liên quan đến các sự kiện Mặt trời cũng không giúp đưa ra được câu trả lời chắc chắn.
Bão địa từ là sự phản ứng đối với những dị thường do Mặt trời biểu hiện. Tác động dễ nhận biết nhất của bão địa từ là việc các hệ thống công nghệ phụ thuộc nhiều vào tín hiệu như cơ sở hạ tầng Internet và hệ thống định vị bị phá vỡ hay việc các lưới điện bị xáo trộn.
Bão địa từ nằm trong số các hoạt động có thể quan sát được liên quan đến vùng không gian của Trái đất được gọi là từ quyển. Về hiệu ứng quang học, bão địa từ có thể tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt vời trong khí quyển Trái đất - cực quang.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Thùy Dung (T.H)