Vi phạm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang gây thất thoát thuế hàng nghìn tỷ
Đại biểu Trần Quang Chiểu tỉnh Nam Định đưa ra nhận định về tình hình chỉ tiêu tài năm 2021-2026 huy động từ 20-21%, vô cùng khó khăn và đưa ra ý kiến về nhà máy dầu Nghi Sơn để không còn thất thoát về thuế.
Ngày 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tại hội trường. Tại phiên họp sáng nay, đại biểu Đại biểu Trần Quang Chiểu tỉnh Nam Định đưa ra nhận định về vấn đề vi phạm của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Cần xử lý vụ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để không thất thoát về thuế
Tại kỳ họp tháng 10/2016 ông đã phát biểu những thiệt hại về kinh tế của Quốc gia mà Chính phủ tiền nhiệm ký cam kết bảo lãnh GGU đối với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, với cơ chế mà GGU gọi là ưu đãi thuế nhập khẩu 3-5-7% cho dự án.
Đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu
Sau khi tính toán, bù trừ đi tiền thuế, phí, thuê đất...thu được từ dự án, thì số tiền mà Việt Nam phải trả thêm cho nhà đầu tư trong 10 năm bắt đầu từ ngày mà nhà máy vận hành thương mại là: 36,73 nghìn tỉ đồng nếu giá dầu là 50 USD/ thùng, nếu giá dầu là 60 USD/ Thùng thì là 47,87 nghìn tỷ đồng; 64,58 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu là 75 đô/thùng; 88,1 nghìn tỷ đồng nếu giá dầu là 100 đô/thùng. Ủy ban Tài chính ngân sách đã giám sát chuyên đề này báo cáo giám sát đã gửi đến Chính phủ và Quốc hội và các cơ quan chức năng.
Đại biểu cũng nêu rõ, ngoài số tiền thiệt hại thì qua nghiêm cứu GGU còn có 3 ưu đãi trái với quy định tại thời điểm ký kết.
Thứ nhất, áp dụng thuế suấ 10% đối với doanh nghiệp cho toàn bộ vòng đời của dự án.
Thứ hai, cán bộ công nhân viên làm việc tại khu kinh tế Nghi Sơn sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân.
Thứ ba, trong bất cứ tình hình quan hệ ra sao thì Việt Nam vẫn phải trách chịu tiêu thụ 100% lượng xăng dầu do nhà máy sản xuất ra tại cổng nhà máy.
Với 3 cam kết trên, đến hiện tại vẫn chưa có cơ quan nào tính toán thiệt hại thêm cho Ngân sách Nhà nước là bao nhiêu, có thể đã lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Ông Chiểu đặt ra câu hỏi: "Liệu có phải chăng đây là vụ việc gây thiệt hại kinh tế lớn nhất từ trước đến nay hay không?".
Nhà đầu tư không nhượng bộ
Thủ tướng chính phủ đã giao cho các bộ, ngành chức năng nhiều lần thảo luận đàm phán với GGU để giảm thiệt hại ngân sách cho nhà nước. Song nhà đầu tư vẫn không nhượng bộ với lý do các ưu đãi của GGU đã được tính vào chi phí hiệu quả kinh doanh của dự án. Chỉ duy có một nội dung nhà đầu tư đồng ý hỗ trợ, đó là 1 phần chi phí vận chuyển từ cổng nhà máy đến kho nhà phân phối (khoảng 20 triệu USD).
Do nhà đầu tư không nhượng bộ Chính phủ và Thủ tướng đang tích cực họp bàn về phương án nguồn tiền để thực hiện cái gọi là ưu đãi của nhà đầu tư để trình ra cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến nhưng tới nay vẫn chưa đưa được phương án tối ưu nhất.
Đại biểu cho rằng, GGU là thỏa thuận quốc tế nên chúng ta không thể nói không thực hiện. Tuy nhiên, số tiền ưu đãi cho nhà đầu tư này được cấp trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước hoặc thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tất cả đều là gánh nặng với ngân sách quốc gia, tức là thuế.
"Số tiền thiệt hại do những người tiền nhiệm gây ra chắc chắn không phải mình tôi băn khoăn và câu hỏi đặt ra là tại sao các cá nhân và tập thể chưa được xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Phải chăng đây không phải là gỗ là củi mà là sắt là thép thậm chí làm kim cương?", ông Chiểu phát biểu.
Hôm nay Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: Kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án hồ chứa nước sông Than (Ninh Thuận), Bản Mồng (Nghệ An).
Kế hoạch tài chính năm 2021-2026 là vô cùng khó khăn
Đại biểu Trần Quang Chiểu nhận đinh năm 2020 là một năm đầy thành công với nền kinh tế Việt Nam khi vừa phải chống dịch và vừa phát triển kinh tế, mặc dù GDP chỉ đạt 45 % kế hoạch nhưng thu ngân sách vẫn đạt 90% dự toán năm.
Ông nhất trí với kế hoạch tài chính năm 2021-2026 do chính phủ trình, chỉ lưu ý nhấn mạnh chỉ tiêu huy động từ 20-21% từ thuế phí/ GDP và ngân sách nhà nước trong 5 năm tới. Nhiệm kỳ 2016-2020 đã huy động được 23,5% GDP từ thuế phí vào Ngân sách Nhà nước, vượt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra (không dưới 23%). Song theo quy mô GDP tính mới thì chỉ được 15%-16%.
Trong khí đó nhiệm vụ thu ngân sách trong 5 năm tới chính phủ phấn đấu huy động GDP từ thuế phí vào ngân sách từ 20-21% GDP tính mới, mang theo cách tính hiện tại thì phải đạt từ 28-30%. Đại biểu cho rằng để hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này, Chính phủ và Quốc hội phải có quyết tâm rất cao.
Về chính sách: cần sớm sửa đổi bổ sung về các chính sách nói chung và các luật thuế nói riêng để đảm bảo được tính chung lâp của thuế mở rộng được cơ sở thuế đảm bảo bao quát được nguồn thu của nhà nước có cơ chế mạnh hơn với các hành vi phạm pháp luật về thuế.
Trong tổ chức chỉ đạo thực hiện: cần quyết liệt hơn trong thanh tra kiểm tra xử lý chống chuyển giá gửi giá, trốn thuế, đọng thuế, chây ỳ thuế... thì chúng ta có hy vọng hoàn thành được mục tiêu huy động 20-21% từ thuế phí vào Ngân sách Nhà nước. Bởi không hoàn thành được mục tiêu này thì sẽ ảnh hưởng tới trực tiếp tới các chỉ tiêu tài chính vỹ mô khác như: bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, vay nợ, nghĩa vụ trả nợ hàng năm theo ngân sách nhà nước. Mà các chỉ tiêu tài chính vĩ mô này liên quan trực tiếp đến an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
Chiều ngày 4/11, Bộ Tài chính đã tổ chức họp giao ban trực tuyến với các Vụ, đơn vị và 5 Tổng cục thuộc Bộ Tài chính về thực hiện chương trình công tác tháng 10 và triển khai chương trình công tác tháng 11. Tổng cục Thuế cho hay, tổng thu ngân sách tháng 10 do cơ quan thuế quản lý đạt 135.511 tỷ đồng, bằng 10,8% dự toán, trong đó thu từ dầu thô đạt 1.834 tỷ đồng, bằng 5,2% dự toán. Thu nội địa đạt 133.677 tỷ đồng, bằng 11% dự toán.
Ước tính đến hết 10 tháng, tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý đạt 979.724 tỷ đồng, bằng 78,1% dự toán, bằng 93,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 29.484 tỷ đồng, bằng 83,8% dự toán. Thu nội địa đạt 950.240 tỷ đồng, bằng 77,9% so với dự toán, bằng 95,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ điều chỉnh kế hoạch thanh, kiểm tra năm 2020, đồng thời yêu cầu cơ quan thuế các cấp sẵn sàng triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra khi được Tổng cục Thuế phê duyệt. Các Cục Thuế cần tiếp tục triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước, Ban Kiểm tra TW, Thanh tra Bộ Tài chính; đôn đốc kịp thời các khoản thu này vào ngân sách.
Xem Thêm: Đề nghị xem xét lại mục tiêu GDP năm 2021 đang quá cao
Nguyễn Dung(t/h)