Vị phi tần đặc biệt của Hoàng đế Ung Chính: Được sử sách ghi chép bằng tên cụ thể, đến hiện tại vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được hé mở
Người này là nữ nhân triều đại nhà Thanh duy nhất được sử sách ghi lại bằng tên gọi.
Vào thời nhà Thanh, ngay cả một Hoàng hậu cũng rất khó được ghi chép đầy đủ họ tên, thường chỉ nhắc bằng họ. Điều này cho thấy nữ nhân bí ẩn kia là một nhân vật không hề tầm thường, nàng chính là Vân Huệ, không rõ năm sinh năm mất.
Không có bất kỳ ghi chép chi tiết về gia thế của Vân Huệ. Nàng vốn là một cung nữ, sau đó được Hoàng đế yêu thích nên không thể không cho nàng một danh phận. Năm Ung Chính thứ 3, Vân Huệ cùng với Cát Đáp ứng và Anh Đáp ứng trở thành phi tần của Hoàng đế Ung Chính.
So với các nữ nhân khác trong hậu cung của Hoàng đế Ung Chính, địa vị của Vân Huệ thật sự quá thấp, khác hẳn với các phi tần khác lúc bấy giờ. Đến năm Ung Chính thứ 9, Vân Huệ đã biến mất khỏi danh sách các phi tần của Hoàng đế.
Ảnh minh họa.
Vào thời điểm đó, mẹ của Hoàng đế Càn Long là Nữu Hỗ Lộc Thị đã ban một sắc lệnh thông báo Vân Huệ đã chết tại Nguyệt Hoa Môn vào năm 26 tuổi. Nhưng nguyên nhân thật sự của cái chết này lại không được ghi chép trong chính sử.
Đến thời Hoàng đế Càn Long kế vị, năm 1736 ông đã phong Cát Đáp ứng làm Thường tại, còn Vân Huệ được truy phong làm Vân Đáp ứng và không được an táng trong Phi viên tẩm, nhưng không có tài liệu lịch sử nào ghi lại nơi chôn cất của nàng.
Bí ẩn lớn nhất mà đến hiện tại không ai lý giải được là tại sao Vân Huệ được ghi chép bằng tên trong sử sách. Nhưng bản chất câu hỏi này cũng chứng tỏ sự đặc biệt của Vân Huệ, ít nhiều cũng có vị trí nhất định trong tâm trí của Hoàng đế Ung Chính lúc đó.
Nhân vật Dư Oanh Nhi do Thôi Mạn Lị thủ vai trong bộ phim Hậu cung Chân Hoàn truyện và nhân vật Mã Nhĩ Thái Nhược Hy do Lưu Thi Thi thủ vai trong bộ phim Bộ Bộ Kinh Tâm được xem là xây dựng dựa trên hình mẫu Vân Huệ trong lịch sử.