Vì sao 1/3 nhân loại lại sợ rắn và sự thật về những loài bò sát khổng lồ từng xơi tái cá voi và khủng long thời tiền sử
Hàng triệu năm trước, sinh vật thống trị mặt đất và dưới nước không phải khủng long mà là bò sát khổng lồ.
Theo Gary Meaney, chuyên gia nghiên cứu động vật ăn thịt*
Con người và nỗi sợ rắn tồn tại trong gen di truyền
Ít ai biết rằng, ophidiophobia hay sự ám ảnh kinh hoàng với rắn và động vật tròn dài, không chân nói chung là nỗi sợ phổ biến nhất trong xã hội loài người (1/3 nhân loại sợ rắn). Bên cạnh đó, giới khoa học đã khẳng định: Hầu hết các loài linh trưởng đều thừa hưởng bản năng để... sợ hãi và chạy trốn rắn.
Sở dĩ, người tiền sử sợ rắn như vậy vì họ phải đối mặt với những loài bò sát ăn thịt khổng lồ chứ không phải mấy con tin hin như bây giờ.
Đầu tiên là Titanoboa cerrejonensis: Dài gần 13m, nặng khoảng 1 tấn, được coi là loài rắn lớn nhất được con người phát hiện
Dẫu vậy, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, Titanoboa là một loài ăn động vật ăn cá (piscivore) hơn là động vật ăn thịt các con thú cỡ lớn (megafauna-killer). Như vậy, liệu nó có phải con vật khổng lồ nhưng hiền lành?
Trước khi con người để lại những ghi chép về Titanoboa, danh hiệu rắn khổng lồ được trao cho Gigantophis garstini
Chúng xuất hiện sau Titanoboa khoảng 20 triệu năm ở châu Phi với chiều dài chừng 11m. Thức ăn yêu thích của Gigantophis chính là tổ tiên của loài voi của thế giới hiện đại.
Madtsoia madagascariensis: Rắn khổng lồ chuyên ăn thịt khủng long
Họ hàng gần của Gigantophis là Madtsoia madagascariensis, một loài rắn khổng lồ khác từng sinh sống ở Madagascar vài triệu năm trong thời đại khủng long. Chúng đã sống cùng các loài khủng long mang tính biểu tượng như Majungasaurus, Masiakasaurus và Rahonavis cũng như loài ếch khổng lồ Beelzebufo.
Và có lẽ, Madtsoia cũng thừa sức xơi hết mấy con khủng long kể trên.
Cả Madtsoia và Gigantophis đều thuộc họ cổ xưa của loài rắn khổng lồ được gọi là Madtsoiids. Cả hai chi nói trên đã sống cách đây rất lâu, nhưng một số tồn tại cho đến gần đây tại Úc.
Cho đến Wonambi naracoortensis, loài rắn dài hơn 6m đã truyền cảm hứng cho sự tích Rắn Cầu Vồng của người Úc nguyên thủy
Kích thước này có vẻ khiêm tốn so với những con quái vật trước đó, nhưng nó vẫn lớn hơn đáng kể khi so sánh với trăn Anaconda. Hơn nữa, theo dòng thời gian thì nó đã cùng tồn tại với những con chuột túi khổng lồ, sư tử có túi và người Úc nguyên thủy - nó có thể đã truyền cảm hứng cho sự tích Rainbow Serpent (Rắn Cầu vồng, một trong những loài vật thần thoại của nước Úc).
Yurlunggur camfieldensis, loài bò sát khiến thổ dân Yurlungur tin rằng nó làm bằng đồng, chuyên săn lùng trinh nữ
Sống cùng thời kỳ và địa điểm với Wonambi là loài Yurlunggur camfieldensis. Chúng được đặt tên theo thần thoại của thổ dân Yurlungur - nói về con rắn bằng đồng bị kích thích bởi mùi máu kinh của một cô gái trẻ, nó sẽ tìm đến để ăn thịt cô và cả gia đình.
Yurlunggur được cho là dài đến 8m và là loài thủy sinh tự đào hang. Chúng sẽ săn mồi dưới nước nhưng sống trong hang hốc với nền đất mềm. Dù không có độc, sức mạnh kinh hoàng của những cú co siết sẽ giết chết con mồi, tương tự như hầu hết loài trăn ngày nay.
Palaeophiidae, rắn nước khổng lồ dài tới 10m, chuyên ăn thịt cá voi và cá mập tiền sử
Hãy đến với một chi rắn khổng lồ cổ xưa khác, Palaeophiidae thuộc chi Palaeophiid.
Palaeophiidae đã tiến hóa trong 70 triệu năm trước, và giống như Madtsoiids, chúng đã sống sót sau cuộc Đại tuyệt chủng K-PG. Tương tự như rắn biển hiện đại, Palaeophiidae sống hoàn toàn dưới nước, chỉ là to lớn hơn rất nhiều.
Theo nhà nghiên cứu Gary Meaney, Palaeophis colossaeus mới là đáng sợ hơn cả - nó có thể săn lùng cá voi, cá mập khổng lồ ở vùng biển Eocene. Nó rất lớn, dài tới 10m.
Pterosphenus, rắn khổng lồ máu nóng, vận động nhiều hơn hẳn anh em bò sát máu lạnh
Một nhánh trong chi Palaeophiid khác, Pterosphenus, cũng có kích thước kinh hoàng: 7m. Ngoài ra, đây là những con rắn biển khổng lồ có khả năng sinh sản sớm và có cơ chế trao đổi chất bằng máu nóng (warm-blooded metabolism), khiến chúng năng động hơn nhiều những con quái vật bò sát chậm chạp khác.
Tới những loài bò sát khổng lồ, dài hàng chục mét thống trị mặt đất
Trong Thế Pliocen (khoảng thời gian địa chất), lục địa Úc có tồn tại loài trăn khổng lồ Bluff Downs hay Liasis dubungila - một trong số ít động vật tiền sử có tên gọi thông thường. Nó dài hơn 10m và được coi là loài rắn lớn nhất từ trước đến nay của lục địa này.
Ở thời tiền sử, các nhánh của gia đình trăn cũng đạt được kích thước kinh dị.
Một trong số đó là Chubutophis grandis, chiều dài ước tính lên đến 22m. Và nếu đó là sự thật, Titanoboa sẽ mất ngôi vị loài rắn lớn nhất trong lịch sử.
Chúng sống trong thế Miocene cùng với một loạt các loài sinh vật Nam Mỹ khổng lồ: Cá sấu Caimans to như voi, cá sấu gharials khổng lồ, cá hổ khổng lồ và rùa cũng khổng lồ nốt...
Cuối cùng, hãy đến với loài rắn có độc lớn nhất từng được biết đến: Laophis, gần giống với loài rắn độc Gabon viper, từng sống trên các hòn đảo Hy Lạp trong suốt Thế Pliocene.
Theo các nhà khoa học, nó nặng gấp đôi những con rắn độc lớn nhất của thế giới hiện đại, dài hơn 4m. Kích thước này không ăn nhằm gì với lũ bò sát đã liệt kê ở trên, nhưng tụi nó không có độc...
Như vậy, Titanoboa là con rắn ác mộng duy nhất trườn quanh thời cổ đại. Nó có thể lớn nhất, nhưng có lẽ nó không phải là thứ đáng sợ nhất.