Nghiên cứu và phát triển trang thiết bị quân sự của Quân đội Ấn Độ thực sự là “không ngại” tốn thời gian. Nhiều dự án có thể được thực hiện trong nhiều thập kỷ, mà không cần bất kỳ sự khẩn cấp nào. Ví dụ: trong nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu Tejas đến … 40 năm vẫn chưa hoàn thiện, hay xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun gần 50 năm vẫn còn vô số lỗi…
Không quân Ấn Độ, hiện phụ thuộc lớn vào các nguồn cung vũ khí từ nước ngoài, và rất có nhu cầu phát triển riêng một loại tên lửa tên lửa không đối không riêng, tránh phụ thuộc quá sâu vào tên lửa của nước ngoài; tên lửa không đối không Astra do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ thực hiện, cũng nhằm đáp ứng yêu cầu này.
Tuy nhiên vẫn giống các chương trình phát triển vũ khí trước đây, chương trình phát triển tên lửa Astra vẫn tiếp tục “câu giờ”, xong nhưng chưa đưa vào biên chế; phải chăng Ấn Độ không cần quá “vội vàng”. Một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn?
Nếu nhìn lại, có thể thấy trong 20 năm qua, tên lửa không đối không Astra đã nhiều lần thử thành công, nhưng kế hoạch sản xuất loạt cứ bị trì hoãn hết lần này đến lần khác. Theo thông tin trên truyền thông Ấn Độ, tên lửa Astra liên tục được hoàn thiện và tính năng của nó được nâng lên nhiều lần; không có thiếu sót nào, ngoại trừ việc chậm đưa vào sử dụng.
Các chuyên gia quân sự đưa ra nhận định, tên lửa Astra đã trải qua nhiều thế hệ phát triển; trong quá trình nghiên cứu, nhiều công nghệ tiên tiến liên tục được áp dụng, các mẫu tên lửa mới hiện có, có thể so sánh với những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới.
Tên lửa Astra ra mắt lần đầu tại Triển lãm Hàng không Ấn Độ năm 1998 và tiến hành vụ thử đầu tiên vào tháng 5/2003. Tên lửa mẫu khi đó nặng 300 kg và tầm tấn công chỉ từ 25-40 km. Vẫn còn rất nhiều những khiếm khuyết về hiệu suất, cần phải sửa đổi.
Vì vậy từ năm 2006, DRDO bắt đầu thiết kế lại tên lửa Astra, đã có những thay đổi lớn “về chất”; hệ thống động lực cải tiến được áp dụng và thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2008. Tuy nhiên tên lửa vẫn phải thiết kế lại, do nhiều lần thử nghiệm thất bại.
Vào tháng 12/2012, mẫu của phiên bản thử nghiệm mới đã hoàn thành nhưng phải đến tháng 9/2017, việc thử nghiệm mới thành công. Phiên bản Astra hiện nay có tên là MK-1, nặng 154 kg, dài 3,57 mét, đường kính 178 mm và tầm hoạt động 110 km.
Điều đáng tiếc là MK-1 vẫn chưa được đưa vào sản xuất loạt và Không quân Ấn Độ dường như không có ý định mua loại tên lửa “của nhà làm ra”; và DRDO tiếp tục cải tiến các mẫu, đầu tiên là phiên bản MK-2 và sau đó là MK-3.
Phiên bản MK-2 sử dụng động cơ tên lửa rắn, xung kép. Trước hết đừng đánh giá thấp công nghệ này, ngay cả Mỹ cũng thừa nhận rằng, động cơ xung kép được phát triển cho AIM-120D đã thất bại. Ấn Độ hy vọng sẽ sử dụng công nghệ này, để tăng tầm bắn tên lửa lên hơn 160 km. Các cuộc kiểm tra liên quan dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2022.
Còn phiên bản MK-3 sẽ được trang bị động cơ SFDR (động cơ phản lực ống dẫn, nhiên liệu rắn), tầm hoạt động 350 km. Nguồn tin thân cận với DRDO cho biết, động cơ SFDR đã bắt đầu được kiểm định kỹ thuật, nhưng thời gian hoàn thành có thể bị lùi lại vài năm, điều này rất đáng mong đợi.
Những công nghệ cải tiến, phát triển các phiên bản của tên lửa không đối không Astra là không tồi, và có thể còn tiên tiến hơn tên lửa của người Mỹ. Có lẽ vấn đề duy nhất là nó chưa được sản xuất hàng loạt; theo thông tin mới nhất, Không quân Ấn Độ đang tìm hiểu để đặt hàng phiên bản MK-1.
Tuy nhiên những thông tin chi tiết này không thực sự rõ ràng, điều này khiến người ta nghi ngờ rằng, liệu hợp đồng sản xuất tên lửa Astra “hết sức tiên tiến”, chỉ nằm trong trường bắn và thậm chí nghiên cứu xong rồi đưa vào niêm phong.
Việc sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế rộng rãi cũng là một khó khăn và đây mới là điều quan trọng, khi đó những điểm yếu lớn mới lộ rõ hơn. Nhưng Ấn Độ bây giờ không vội, có lẽ là tâm lý có vấn đề; họ luôn đặt ra yêu cầu những gì tốt nhất, bất kể là khi thực sự có nhu cầu, vậy có phải là thói quen tốt không?
Nhưng thật trớ trêu, khi có tình huống, người Ấn Độ lại có tính “quyết đoán” rất cao; như phi vụ “mua nhanh” chiến đấu cơ MiG-29 của Nga hồi tháng 8/2020, khi căng thẳng với Trung Quốc tăng cao, khiến dư luận Ấn Độ đặt nhiều dấu hỏi? Nguồn ảnh: NI.
Tiến Minh