Boxer do nền công nghiệp quốc phòng Đức phát triển, loại thiết giáo này sử dụng nền tảng 8x8 bánh hơi thay vì bánh xích truyền thống.
Phiên bản Boxer nâng cấp được vũ trang mạnh mẽ hơn với pháo chính tự động 30mm MK30-2/ABM và súng máy đồng trục.
Pháo MK30-2/ABM lắp trên Boxer có khả năng bắn 200 viên/phút, bao gồm cả loại đạn xuyên giáp để chống lại các xe bọc thép tầm trung.
Pháo lắp trên Boxer còn có thể bắn được cả loại đầu đạn nổ không cần tiếp xúc (ABM).
Cơ cấu kết hợp hỏa lực đồng nhất giữa pháo chính và súng máy đồng trục cho phép tiếp tục khai hỏa khi một trong hai vũ khí hết đạn.
Ngoài ra, sức mạnh của dòng thiết giáp này còn là module tên lửa chống tăng MELLS với đạn tên lửa Rafael Spike-LR.
Loại vũ khí này có khả năng tiêu diệt các dòng xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới.
Tháp pháo của thiết giáp Boxer là loại tự động hóa giúp kíp điều khiển ngồi thấp trong thân xe để giảm nguy cơ thương vong khi xe bị trúng đạn.
Loại tháp pháo này được thiết kế dạng module để có thể bảo trì, sửa chữa, hay thập chí nâng cấp một cách dễ dàng.
Có thể nói, thiết giáp Boxer lắp tháp pháo tự động này như "hổ thêm cánh" khi vừa đảm bảo khả năng vận tải binh sĩ lại vừa có thể tấn công, hỗ trợ hỏa lực trên chiến trường.
Xe bọc thép này có thể chở được 8 binh sĩ cùng với 3 thành viên trong kíp điều khiển gồm lái xe, chỉ huy và pháo thủ.
Boxer với trọng lượng 33-38 tấn tùy phiên bản. Xe dài 7,9m, rộng 2,99m, cao 2,4m.
Thiết giáp này được trang bị động cơ MTU 8V 199 TE20 diesel công suất 711 mã lực giúp xe đạt tốc độ tối đa 105 km/h, tầm hoạt động trên 1.000 km.
Với cơ cấu giáp hộp AMAP, Boxer có thể chịu được đạn cỡ 30mm ở bán cầu phía trước và đạn cỡ 12,7mm ở các khu vực khác trên thân xe.
Xe bọc thép này cũng có thiết kế thân V-hull để tăng khả năng kháng mìn và vật liệu nổ tự chế, dựa trên kinh nghiệm các cuộc chiến bất đối xứng tại Iraq và Afghanistan.
Khung gầm Boxer đa dụng và đáng tin cậy.
Nhiều phương tiện chiến đấu sử dụng khung gầm này đã được quân đội các quốc gia trên thế giới sử dụng và đánh giá cao.
Nhà sản xuất đã phát triển Boxer thành nhiều biến thể như: xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, xe chỉ huy, xe cứu kéo, xe cứu thương...
Một số quốc gia NATO khác, bao gồm Đức, Hà Lan và Litva, đã có một số biến thể của xe thiết giáp Boxer trong biên chế.
Hiện quân đội Anh đang tiến hành các bước thử nghiệm cuối cùng để chốt hợp đồng mua với số lượng khoảng 800 chiếc thiết giáp.