Trong những ngày qua, tình hình chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh diễn ra quyết liệt. Ảnh: Ảnh: Đoạn video do Armenia quay cho thấy, quân đội Azerbaijan đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe tăng T-90 tại khu vực xung đột - Nguồn: Sina
Vào ngày 29/9, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia, Shushan Stepanyan viết trên Facebook rằng, chiếc cường kích Su-25 của Armenia đang thực hiện một nhiệm vụ trên lãnh thổ nước này thì bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ một căn cứ không quân ở Azerbaijan bắn hạ, phi công thiệt mạng. Ảnh: Chiếc Su-25 của Armenia bị bắn hạ - Nguồn: TASS
Cùng với đó là truyền thông hai nước liên tục đưa tin trên các trang mạng xã hội, bằng cách công bố trực tiếp hình ảnh, video và thống kê về thiệt hại của nhau; đồng thời cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh: Các binh sĩ Azerbaijan trong cuộc giao tranh với phía Armenia ở vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno - Karabakh - Nguồn: AP
Azerbaijan vẫn đang trong thế chủ động tiến công và cả Azerbaijan và Armenia cũng đang tiến hành “thách thức” dư luận quốc tế với cường độ cao; hai nước cũng thông báo rằng, nước họ đã bước vào “tình trạng chiến tranh”, và lực lượng quân đội cũng đang sẵn sàng cho các bước leo thang quân sự tiếp theo. Ảnh: Quân đội Armenia đóng tại vùng Nagorno-Karabakh cũng đưa xe tăng T-72 vào chiến đấu - Nguồn: TASS
Đánh giá chung, trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, cả hai bên đều bị tổn thất đáng kể về vũ khí trang bị kỹ thuật và nhân sự; trong những ngày tới, nếu bên nào có lợi thế mạnh hơn, đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến diễn biến sau này của xung đột. Ảnh: Quân đội Azerbaijan nã pháo trong cuộc xung đột với quân ly khai ở Nagorno-Karabakh - Nguồn: BQP Azerbaijan
Đánh giá về trình độ vũ khí trang bị hiện có của hai nước, về sức mạnh lục quân, Azerbaijan có tiềm lực hơn so với Armenia; hiện nay Lục quân Azerbaijan được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 do Nga sản xuất với số lượng lớn. Cùng với đó là những vũ khí hạng nặng có từ thời Liên Xô như siêu pháo tự hành 2S7 Peony và pháo phản lực phóng loạt tầm xa BM-30 Smerch 300mm. Ảnh: Hệ thống rocket phóng loạt của Azerbaijan pháo kích về phía Armenia - Nguồn: Reuters.
Hiện nay những trang bị vũ khí hiện đại nhất của hai bên đều chưa đưa vào tham chiến, trong đó có tên lửa đạn đạo chiến thuật và máy bay chiến đấu hạng nặng cánh cố định. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM của Armenia - Nguồn: Russian Planes.
Cả quân đội Azerbaijan và Armenia đều được trang bị các loại tên lửa chiến thuật. Azerbaijan có một số lượng nhất định tên lửa đạn đạo chiến thuật LORA do Israel sản xuất, cũng như tên lửa Scud và OTR-21 Tochka cũ hơn được thừa hưởng từ thời Liên Xô. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 của Azerbaijan - Nguồn: Military Today.
Trong khi đó Armenia có tên lửa chiến thuật Iskander và OTR-21 Tochka; trong đó tên lửa Iskander do Nga sản xuất, là loại tên lửa đạn đạo có mức chính xác cao và Armenia là quốc gia đầu tiên trong khu vực sở hữu tên lửa Iskander. Ảnh: Tên lửa chiến thuật "Iskander" là con át chủ bài quan trọng của quân đội Armenia - Nguồn: Sina
Về không quân, Armenia hiện có ít nhất 4 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM do Nga sản xuất (được chuyển giao cho Không quân Armenia vào tháng 12 năm ngoái), trong khi Azerbaijan có hơn 10 chiếc MiG-29 và mỗi nước có hơn 10 máy bay cường kích Su-25. Ảnh: Bốn chiếc Su-30SM của Không quân Armenia là những máy bay chiến đấu hiện đại nhất trong đội hình của cả hai bên - Nguồn: Sina
Đánh giá chung về lực lượng không quân của Armenia mạnh hơn Azerbaijan; trong đó Su-30SM của Armenia ra đời sau máy bay chiến đấu MiG-29 của Azerbaijan khoảng 30 năm và là phiên bản cải tiến sâu của Su-30. Su-30SM được trang bị những cảm biến, cũng như hệ thống tác chiến điện tử, vật liệu composite và công nghệ vũ khí mới nhất của Nga hiện nay. Ảnh: Su-30SM của Armenia - Nguồn: Sina
Sẽ không quá lời khi nói rằng, nhờ những lợi thế to lớn về vũ khí, cảm biến, hiệu suất bay và hệ thống tác chiến điện tử, một phi đội nhỏ gồm 4 máy bay chiến đấu Su-30SM có thể dễ dàng tiêu diệt toàn bộ Không quân Azerbaijan mà gần như không bị tổn thất gì. Su-30SM cũng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công chính xác vào sâu trong lãnh thổ của Azerbaijan. Ảnh: Su-30SM của Armenia - Nguồn: Sina
Việc chưa sử dụng vũ khí tiến công tầm xa của cả hai bên, nhất là phía Armenia cũng phản ánh tình hình leo thang xung đột chưa đến mức căng thẳng mà phải dùng “dao mổ trâu để giết gà”; như vậy hai bên trong cuộc xung đột, vẫn giữ được sự kiềm chế nhất định. Ảnh: Tên lửa Iskander của Armenia - Nguồn: RT
Sau sự kiện chiếc Su-25 của Armenia bị máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 29/9, Yerevan tuyên bố sẽ sử dụng tên lửa Iskanders nếu Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sử dụng máy bay F-16 ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh: Armenia cảnh báo sẽ triển khai tên lửa Iskander (phải) nếu Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng F-16 ở khu vực tranh chấp với Azerbaijan - Nguồn: RT
Bất kể mục đích là gì, sự tham gia của các lực lượng bên thứ ba vào cuộc xung đột này chỉ là vấn đề thời gian và tác động của sự can thiệp đó đối với cuộc xung đột thường là không thể kiểm soát. Lúc đó có khả năng những vũ khí như tên lửa Iskander và máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM của Armenia mới được đem ra sử dụng. Ảnh: Tên lửa Iskander của Armenia - Nguồn: RT
Video Cập Nhật Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Bị Azerbaijan tiêu diệt tăng thiết giáp, Armenia "phản pháo" - Nguồn: Vietnamnet
Tiến Minh