Vì sao chuyên gia không dám trục vớt kho báu trong Tử Cấm Thành?

Trước khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành năm 1900, Từ Hi Thái hậu sai người ném nhiều châu báu xuống giếng. Đến nay, số của cải giá trị này vẫn nằm dưới giếng, chưa được giới chuyên gia trục vớt.

 Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới được bảo quản gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Là nơi sống của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tử Cấm Thành gắn liền với nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò.

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới được bảo quản gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Là nơi sống của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tử Cấm Thành gắn liền với nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò.

Trong số này có việc hơn 70 giếng nước trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều ngọc ngà, châu báu mà Từ Hi Thái hậu từng cho người ném xuống trước khi liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh.

Trong số này có việc hơn 70 giếng nước trong Tử Cấm Thành có chứa nhiều ngọc ngà, châu báu mà Từ Hi Thái hậu từng cho người ném xuống trước khi liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh.

Cụ thể, vào năm 1900, 8 nước gồm: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Áo và Italy đã kết liên minh, cùng nhau đưa quân xâm lược Trung Quốc, với mục tiêu là đưa quân tấn công thẳng vào kinh thành Bắc Kinh.

Cụ thể, vào năm 1900, 8 nước gồm: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Áo và Italy đã kết liên minh, cùng nhau đưa quân xâm lược Trung Quốc, với mục tiêu là đưa quân tấn công thẳng vào kinh thành Bắc Kinh.

Khi biết tin liên quân 8 nước sắp tấn công Bắc Kinh, Từ Hi Thái hậu quyết định sẽ cùng hoàng đế Quang Tự bỏ chạy khỏi Tử Cấm Thành và mang theo nhiều ngọc ngà châu báu cùng người hầu hạ.

Khi biết tin liên quân 8 nước sắp tấn công Bắc Kinh, Từ Hi Thái hậu quyết định sẽ cùng hoàng đế Quang Tự bỏ chạy khỏi Tử Cấm Thành và mang theo nhiều ngọc ngà châu báu cùng người hầu hạ.

Do rời hoàng cung vội vã nên Từ Hi Thái hậu không thể mang theo hết toàn bộ châu báu, của cải giá trị. Vì vậy, để tránh cho số châu báu rơi vào tay kẻ thù, bà sai người ném một phần xuống các giếng nước bên trong Tử Cấm Thành.

Do rời hoàng cung vội vã nên Từ Hi Thái hậu không thể mang theo hết toàn bộ châu báu, của cải giá trị. Vì vậy, để tránh cho số châu báu rơi vào tay kẻ thù, bà sai người ném một phần xuống các giếng nước bên trong Tử Cấm Thành.

Sau đó, Từ Hi Thái hậu cùng hoàng đế Quang Tự và đoàn tùy tùng vội vã rời khỏi Tử Cấm Thành. Vậy nên, phương Tây nắm quyền kiểm soát Bắc Kinh trong hơn 1 năm. Phải đến khi ký kết hòa ước với liên quân 8 nước vào năm 1901, Từ Hi Thái hậu cùng nhà vua mới trở về hoàng cung.

Sau đó, Từ Hi Thái hậu cùng hoàng đế Quang Tự và đoàn tùy tùng vội vã rời khỏi Tử Cấm Thành. Vậy nên, phương Tây nắm quyền kiểm soát Bắc Kinh trong hơn 1 năm. Phải đến khi ký kết hòa ước với liên quân 8 nước vào năm 1901, Từ Hi Thái hậu cùng nhà vua mới trở về hoàng cung.

Ngay cả khi trở về Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu cũng không sai người trục vớt châu báu dưới các giếng nước lên. Cung nữ, thái giám cũng không dám làm vậy vì sợ nếu bị phát hiện sẽ có thể trả giá bằng tính mạng.

Ngay cả khi trở về Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu cũng không sai người trục vớt châu báu dưới các giếng nước lên. Cung nữ, thái giám cũng không dám làm vậy vì sợ nếu bị phát hiện sẽ có thể trả giá bằng tính mạng.

Thông tin về các giếng nước chứa châu báu trong Tử Cấm Thành được xác thực khi các chuyên gia trục vớt được một món đồ sứ tinh xảo ở một giếng nước ở phía Tây cung điện tráng lệ này.

Thông tin về các giếng nước chứa châu báu trong Tử Cấm Thành được xác thực khi các chuyên gia trục vớt được một món đồ sứ tinh xảo ở một giếng nước ở phía Tây cung điện tráng lệ này.

Tuy nhiên, sau đó, giới chuyên gia Trung Quốc thống nhất đưa ra quyết định sẽ không trục vớt châu báu dưới các giếng nước vì quan ngại việc làm đó có nguy cơ làm hư hại, thậm chí phá hủy các di tích trong Tử Cấm Thành.

Tuy nhiên, sau đó, giới chuyên gia Trung Quốc thống nhất đưa ra quyết định sẽ không trục vớt châu báu dưới các giếng nước vì quan ngại việc làm đó có nguy cơ làm hư hại, thậm chí phá hủy các di tích trong Tử Cấm Thành.

Thậm chí, ngay cả khi các chuyên gia trục vớt thành công các châu báu thì chúng cũng không còn nguyên vẹn như ban đầu do "ngủ vùi" dưới giếng trong nhiều năm.

Thậm chí, ngay cả khi các chuyên gia trục vớt thành công các châu báu thì chúng cũng không còn nguyên vẹn như ban đầu do "ngủ vùi" dưới giếng trong nhiều năm.

Mời độc giả xem video: Ngắm cặp tượng tình nhân khổng lồ ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-chuyen-gia-khong-dam-truc-vot-kho-bau-trong-tu-cam-thanh-1805626.html