Vì sao con nuôi Lưu Bị khiến Gia Cát Lượng nơm nớp đề phòng?

Ngoài 3 con ruột, Lưu Bị có một con nuôi là Lưu Phong. Con nuôi của Lưu Bị thông minh, giỏi võ nhưng luôn khiến Gia Cát Lượng đề phòng, tìm cách loại trừ.

 Lưu Bị là người sáng lập nhà Thục Hán và là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất thời Tam quốc. Ông có 4 người con, bao gồm 3 con ruột và 1 con nuôi.

Lưu Bị là người sáng lập nhà Thục Hán và là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất thời Tam quốc. Ông có 4 người con, bao gồm 3 con ruột và 1 con nuôi.

Ba người con trai ruột của Lưu Bị gồm: Lưu Thiện - người sau này trở thành tân vương nhà Thục Hán, Lưu Lý và Lưu Vĩnh. Người con nuôi tài giỏi của Lưu Bị có tên Lưu Phong.

Ba người con trai ruột của Lưu Bị gồm: Lưu Thiện - người sau này trở thành tân vương nhà Thục Hán, Lưu Lý và Lưu Vĩnh. Người con nuôi tài giỏi của Lưu Bị có tên Lưu Phong.

Theo sử sách, Lưu Bị nhận Lưu Phong làm con nuôi khi chưa có con trai nối dõi. Lưu Phong vốn mang họ Khấu. Mẹ ông họ Lưu và mang dòng dõi của hoàng tộc nhà Hán. Bà là em gái của Lưu Bật - quan trấn thủ ở Phàn Thành.

Theo sử sách, Lưu Bị nhận Lưu Phong làm con nuôi khi chưa có con trai nối dõi. Lưu Phong vốn mang họ Khấu. Mẹ ông họ Lưu và mang dòng dõi của hoàng tộc nhà Hán. Bà là em gái của Lưu Bật - quan trấn thủ ở Phàn Thành.

Khi ở Kinh Châu, Lưu Bị quyết định nhận Lưu Phong (lúc hơn 10 tuổi) làm con nuôi và từng muốn người này tiếp quản sự nghiệp của mình. Do đó, Lưu Bị đổi họ của con nuôi.

Khi ở Kinh Châu, Lưu Bị quyết định nhận Lưu Phong (lúc hơn 10 tuổi) làm con nuôi và từng muốn người này tiếp quản sự nghiệp của mình. Do đó, Lưu Bị đổi họ của con nuôi.

Khi trưởng thành, Lưu Phong gây chú ý với sức khỏe, võ nghệ hơn người và thiện chiến. Con nuôi của Lưu Bị đi theo Gia Cát Lượng, Trương Phi chinh chiến nhiều nơi và lập được nhiều chiến công. Theo đó, Lưu Phong được cha nuôi Lưu Bị phong làm Phó quân Trung lang tướng.

Khi trưởng thành, Lưu Phong gây chú ý với sức khỏe, võ nghệ hơn người và thiện chiến. Con nuôi của Lưu Bị đi theo Gia Cát Lượng, Trương Phi chinh chiến nhiều nơi và lập được nhiều chiến công. Theo đó, Lưu Phong được cha nuôi Lưu Bị phong làm Phó quân Trung lang tướng.

Sau này, Lưu Bị có con trai Lưu Thiện và phong làm thái tử. Người con ruột này của Lưu Bị được đánh giá kém hơn Lưu Phong. Gia Cát Lượng biết rõ điều này và lo lắng cho tương lai của Thục Hán có thể xảy ra cuộc tranh quyền đoạt vị. Vì vậy, Khổng Minh luôn lo lắng, đề phòng Lưu Phong.

Sau này, Lưu Bị có con trai Lưu Thiện và phong làm thái tử. Người con ruột này của Lưu Bị được đánh giá kém hơn Lưu Phong. Gia Cát Lượng biết rõ điều này và lo lắng cho tương lai của Thục Hán có thể xảy ra cuộc tranh quyền đoạt vị. Vì vậy, Khổng Minh luôn lo lắng, đề phòng Lưu Phong.

Vào năm 219, Lưu Phong mắc sai lầm chí mạng khiến Lưu Bị tức giận. Nguyên do bởi khi ấy Quan Vũ dẫn quân Bắc phạt, tấn công Phàn Thành. Dù ban đầu chiếm được lợi thế trước lực lượng của Tôn Quyền nhưng về sau Quan Vũ rơi vào thế bất lợi.

Vào năm 219, Lưu Phong mắc sai lầm chí mạng khiến Lưu Bị tức giận. Nguyên do bởi khi ấy Quan Vũ dẫn quân Bắc phạt, tấn công Phàn Thành. Dù ban đầu chiếm được lợi thế trước lực lượng của Tôn Quyền nhưng về sau Quan Vũ rơi vào thế bất lợi.

Trong lúc nguy cấp, Quan Vũ yêu cầu viện binh của các tướng gần đó. Tuy nhiên, Mạnh Đạt và Lưu Phong án binh bất động, không tới ứng cứu Quan Vũ. Kết quả là Quan Vũ bị kẻ địch bắt giữ và giết chết. Nhà Thục Hán cũng mất Kinh Châu.

Trong lúc nguy cấp, Quan Vũ yêu cầu viện binh của các tướng gần đó. Tuy nhiên, Mạnh Đạt và Lưu Phong án binh bất động, không tới ứng cứu Quan Vũ. Kết quả là Quan Vũ bị kẻ địch bắt giữ và giết chết. Nhà Thục Hán cũng mất Kinh Châu.

Khi biết chuyện, Lưu Bị vô cùng tức giận vì con nuôi không ứng cứu anh em kết nghĩa và là vị tướng mạnh của nhà Thục Hán. Về sau, Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị giết Lưu Phong với lý do người con nuôi này tính tình kiên cường, dũng mãnh và khó khống chết. Nếu tương lai Lưu Bị chết thì sợ rằng không có người nào khống chế được Lưu Phong.

Khi biết chuyện, Lưu Bị vô cùng tức giận vì con nuôi không ứng cứu anh em kết nghĩa và là vị tướng mạnh của nhà Thục Hán. Về sau, Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị giết Lưu Phong với lý do người con nuôi này tính tình kiên cường, dũng mãnh và khó khống chết. Nếu tương lai Lưu Bị chết thì sợ rằng không có người nào khống chế được Lưu Phong.

Nguyên nhân sâu xa hơn được cho là vì Gia Cát Lượng sợ sau này Lưu Phong sẽ đe dọa địa vị của Lưu Thiện. Vì vậy, Lưu Bị cuối cùng quyết định diệt trừ con nuôi để tránh hậu họa về sau.

Nguyên nhân sâu xa hơn được cho là vì Gia Cát Lượng sợ sau này Lưu Phong sẽ đe dọa địa vị của Lưu Thiện. Vì vậy, Lưu Bị cuối cùng quyết định diệt trừ con nuôi để tránh hậu họa về sau.

Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-con-nuoi-luu-bi-khien-gia-cat-luong-nom-nop-de-phong-1640241.html