Vì sao đại liên DShK 12,7mm là 'huyền thoại' trong lịch sử chiến tranh?

Ra đời trước khi Thế chiến 2 bùng nổ không lâu, đại liên DShK 12,7mm đã khẳng định là hỏa lực mạnh mẽ và được sử dụng đến tận ngày nay; có thể khẳng định, DShK 12,7mm là vũ khí huyền thoại, để lại dấu ấn trong lịch sử.

Năm 1929, nhà thiết kế lừng danh Vasily Degtyarev nhận nhiệm vụ chế tạo súng máy cỡ lớn đầu tiên của Liên Xô, có thể dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và máy bay bay ở độ cao tới 1.500 m. Ảnh: Nhà thiết kế vũ khí Liên Xô lừng danh Vasily Alekseevich Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.

Năm 1929, nhà thiết kế lừng danh Vasily Degtyarev nhận nhiệm vụ chế tạo súng máy cỡ lớn đầu tiên của Liên Xô, có thể dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và máy bay bay ở độ cao tới 1.500 m. Ảnh: Nhà thiết kế vũ khí Liên Xô lừng danh Vasily Alekseevich Degtyarev - Nguồn: Wikipedia.

Kiểu súng máy này lúc đầu có tên gọi là Degtyaryov Krupnokalibernyi (đại liên DK) ra đời năm 1930. Súng máy DK được đưa vào sản xuất với số lượng hạn chế từ năm 1933, được gắn trên các xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ và một số tàu nhỏ của hải quân. Ảnh: Súng máy DK, tiền thân của khẩu DShK 12,7mm huyền thoại - Nguồn: Wikipedia.

Kiểu súng máy này lúc đầu có tên gọi là Degtyaryov Krupnokalibernyi (đại liên DK) ra đời năm 1930. Súng máy DK được đưa vào sản xuất với số lượng hạn chế từ năm 1933, được gắn trên các xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ và một số tàu nhỏ của hải quân. Ảnh: Súng máy DK, tiền thân của khẩu DShK 12,7mm huyền thoại - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên, qua các thử nghiệm cho thấy, khẩu DK không đáp ứng được kỳ vọng của quân đội; súng có trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp, hoạt động không ổn định và tốc độ bắn chậm, lại phải thường xuyên thay hộp tiếp đạn, do vậy mẫu súng này phải tiến hành sửa đổi theo yêu cầu của quân đội. Ảnh: Súng máy DK - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên, qua các thử nghiệm cho thấy, khẩu DK không đáp ứng được kỳ vọng của quân đội; súng có trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp, hoạt động không ổn định và tốc độ bắn chậm, lại phải thường xuyên thay hộp tiếp đạn, do vậy mẫu súng này phải tiến hành sửa đổi theo yêu cầu của quân đội. Ảnh: Súng máy DK - Nguồn: Wikipedia.

Lúc này nhà thiết kế trẻ Georgy Shpagin được về công tác tại phòng thiết kế của Degtyarev, chính Shpagin đã đề nghị thay thế cơ chế tiếp đạn bằng hộp tiếp đạn sang kiểu tiếp đạn bằng dây sắt và có nhiều cải tiến quan trọng khác, nhất là phần giá súng. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Lúc này nhà thiết kế trẻ Georgy Shpagin được về công tác tại phòng thiết kế của Degtyarev, chính Shpagin đã đề nghị thay thế cơ chế tiếp đạn bằng hộp tiếp đạn sang kiểu tiếp đạn bằng dây sắt và có nhiều cải tiến quan trọng khác, nhất là phần giá súng. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Với sự kết hợp giữa Degtyaryov và Shpagin, đã tạo ra một phiên bản súng máy hạng nặng hoàn toàn mới; tháng 12/1938, súng đã vượt qua các đợt thử nghiệm và chính thức đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô với tên gọi DShK-1938. Ảnh: Nhà thiết kế vũ khí Liên Xô Georgy Semenovich Shpagin (1897-1952) - Nguồn: Wikipedia.

Với sự kết hợp giữa Degtyaryov và Shpagin, đã tạo ra một phiên bản súng máy hạng nặng hoàn toàn mới; tháng 12/1938, súng đã vượt qua các đợt thử nghiệm và chính thức đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô với tên gọi DShK-1938. Ảnh: Nhà thiết kế vũ khí Liên Xô Georgy Semenovich Shpagin (1897-1952) - Nguồn: Wikipedia.

Việc sản xuất hàng loạt của súng máy DShK bắt đầu vào năm 1940, và được biên chế phổ biến trong Hồng quân; vào đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc, đã có khoảng 800 khẩu DShK phục vụ trong Hồng quân. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Việc sản xuất hàng loạt của súng máy DShK bắt đầu vào năm 1940, và được biên chế phổ biến trong Hồng quân; vào đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc, đã có khoảng 800 khẩu DShK phục vụ trong Hồng quân. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Thực tế từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, DShK đã là mối đe dọa và gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng không quân Đức. Tuy nhiên, với ưu thế của không quân Đức quốc xã trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, hàng trăm khẩu DShK trên toàn bộ mặt trận cũng không thể giúp thay đổi hoàn toàn tình hình. Ảnh: Súng máy DShK bảo vệ một đoàn tàu vận tải của Liên Xô trong Thế chiến 2 - Nguồn: Wikipedia.

Thực tế từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến, DShK đã là mối đe dọa và gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng không quân Đức. Tuy nhiên, với ưu thế của không quân Đức quốc xã trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, hàng trăm khẩu DShK trên toàn bộ mặt trận cũng không thể giúp thay đổi hoàn toàn tình hình. Ảnh: Súng máy DShK bảo vệ một đoàn tàu vận tải của Liên Xô trong Thế chiến 2 - Nguồn: Wikipedia.

Trước yêu cầu của cuộc chiến, việc sản xuất đã được tăng tốc; vào cuối thời kỳ của cuộc chiến tranh Vệ quốc, đã có tới 9.000 khẩu súng máy DShK được sản xuất. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Trước yêu cầu của cuộc chiến, việc sản xuất đã được tăng tốc; vào cuối thời kỳ của cuộc chiến tranh Vệ quốc, đã có tới 9.000 khẩu súng máy DShK được sản xuất. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Không chỉ được trang bị các đơn vị phòng không của Hồng quân, DShK được lắp đặt đồng loạt trên các tháp pháo xe tăng, pháo tự hành và các đơn vị bộ binh cơ giới. Ảnh: Súng máy DShK lắp đặt trên tàu hải quân - Nguồn: Wikipedia.

Không chỉ được trang bị các đơn vị phòng không của Hồng quân, DShK được lắp đặt đồng loạt trên các tháp pháo xe tăng, pháo tự hành và các đơn vị bộ binh cơ giới. Ảnh: Súng máy DShK lắp đặt trên tàu hải quân - Nguồn: Wikipedia.

Khẩu DShK không chỉ dùng cho nhiệm vụ phòng không mà nó còn là hỏa lực mạnh khi chiến đấu trên mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên các nhà cao tầng. Ảnh: Súng máy DShK chi viện bộ binh chiến đấu - Nguồn: Wikipedia.

Khẩu DShK không chỉ dùng cho nhiệm vụ phòng không mà nó còn là hỏa lực mạnh khi chiến đấu trên mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên các nhà cao tầng. Ảnh: Súng máy DShK chi viện bộ binh chiến đấu - Nguồn: Wikipedia.

Mẫu súng máy DShKM đã được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang của 40 quốc gia trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh; do vậy đây là một mẫu thiết kế rất thành công. Hiện nay nó vẫn đang phục vụ ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Ukraine. Ảnh: Một tổ súng máy DShKM tại Afghanistan - Nguồn: Wikipedia.

Mẫu súng máy DShKM đã được sử dụng bởi các lực lượng vũ trang của 40 quốc gia trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh; do vậy đây là một mẫu thiết kế rất thành công. Hiện nay nó vẫn đang phục vụ ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Ukraine. Ảnh: Một tổ súng máy DShKM tại Afghanistan - Nguồn: Wikipedia.

Đại liên DShKM đã để lại một dấu ấn đáng chú ý trong lịch sử, trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, lực lượng phòng không non trẻ Việt Nam, đã cắt đứt đường tiếp tế bằng máy bay của Quân đội Pháp cũng như hạn chế tối đa sức mạnh của không quân Pháp chi viện cho lực lượng chiến đấu mặt đất. Ảnh: Xác máy bay của quân đội Pháp bị hạ nằm ngổn ngang khắp mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 - Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.

Đại liên DShKM đã để lại một dấu ấn đáng chú ý trong lịch sử, trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, lực lượng phòng không non trẻ Việt Nam, đã cắt đứt đường tiếp tế bằng máy bay của Quân đội Pháp cũng như hạn chế tối đa sức mạnh của không quân Pháp chi viện cho lực lượng chiến đấu mặt đất. Ảnh: Xác máy bay của quân đội Pháp bị hạ nằm ngổn ngang khắp mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 - Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.

Với hỏa lực của khoảng 100 khẩu súng máy DShKM và một số pháo phòng không 37 mm, phòng không Việt Nam đã bắn rơi 62 máy bay các loại của Pháp; lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu. Ảnh: Bộ đội ta sử dụng súng máy DShKM tiêu diệt máy bay địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.

Với hỏa lực của khoảng 100 khẩu súng máy DShKM và một số pháo phòng không 37 mm, phòng không Việt Nam đã bắn rơi 62 máy bay các loại của Pháp; lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu. Ảnh: Bộ đội ta sử dụng súng máy DShKM tiêu diệt máy bay địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đại liên DShKM đã phát huy tốt vai trò là hỏa lực phòng không chủ yếu của cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh; DShKM rất hiệu quả trong tiêu diệt các loại trực thăng bay thấp. Đây cũng là vũ khí làm phá sản chiến thuật “Trực thăng vận” của quân đội Mỹ tại chiến trường miền nam Việt Nam. Ảnh: Một phân đội phòng không của Quân Giải phóng Miền Nam - Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đại liên DShKM đã phát huy tốt vai trò là hỏa lực phòng không chủ yếu của cấp tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh; DShKM rất hiệu quả trong tiêu diệt các loại trực thăng bay thấp. Đây cũng là vũ khí làm phá sản chiến thuật “Trực thăng vận” của quân đội Mỹ tại chiến trường miền nam Việt Nam. Ảnh: Một phân đội phòng không của Quân Giải phóng Miền Nam - Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.

Liên Xô đã tiếp thu kinh nghiệm từ chiến trường Việt Nam, lắp đặt đại liên DShK trên xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác và trở thành một trong những biểu tượng của sức mạnh quân sự Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-72B3 với súng máy phòng không NSVT (phiên bản cải tiến của DShKM) - Nguồn: Wikipedia.

Liên Xô đã tiếp thu kinh nghiệm từ chiến trường Việt Nam, lắp đặt đại liên DShK trên xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác và trở thành một trong những biểu tượng của sức mạnh quân sự Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-72B3 với súng máy phòng không NSVT (phiên bản cải tiến của DShKM) - Nguồn: Wikipedia.

Tại Nga hiện nay, súng máy 12,7 NSVT và hiện nay là Kord đã thay thế những mẫu DShKM; tuy nhiên những mẫu súng máy hạng nặng này vẫn được phát triển dựa trên kinh nghiệm của khẩu DShK và chính Degtyaryov là người đặt nền móng cho lịch sử phát triển súng máy cỡ lớn của Liên Xô và nước Nga hiện nay. Ảnh: Súng máy Kord đã thay thế hoàn toàn DShK trong Quân đội Nga - Nguồn: Wikipedia.

Tại Nga hiện nay, súng máy 12,7 NSVT và hiện nay là Kord đã thay thế những mẫu DShKM; tuy nhiên những mẫu súng máy hạng nặng này vẫn được phát triển dựa trên kinh nghiệm của khẩu DShK và chính Degtyaryov là người đặt nền móng cho lịch sử phát triển súng máy cỡ lớn của Liên Xô và nước Nga hiện nay. Ảnh: Súng máy Kord đã thay thế hoàn toàn DShK trong Quân đội Nga - Nguồn: Wikipedia.

Video Hỏa lực đáng sợ của súng máy hạng nặng “đỉnh cao” NSV 12.7mm Nga - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-dai-lien-dshk-127mm-la-huyen-thoai-trong-lich-su-chien-tranh-1406919.html