Vì sao hải quân Mỹ không muốn đối đầu với tàu ngầm Kilo?

Trụ cột của hạm đội được trang bị khí tài thông thường của hải quân Nga là các tàu ngầm lớp Dự án 877, được NATO và phương Tây gọi là lớp Kilo. Kilo cải tiến cực kỳ yên tĩnh. Lớp tàu này đã được cải tiến liên tục trong 30 năm, là một minh chứng cho hiệu quả của chúng trên biển.

Tàu ngầm Kilo có trong biên chế hải quân nhiều nước

Tàu ngầm Kilo có trong biên chế hải quân nhiều nước

Không giống như hải quân Mỹ, vốn hoàn toàn sử dụng năng lượng hạt nhân, Nga duy trì các hạm đội tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel và hạt nhân. Là một cường quốc trên bộ trải dài Âu-Á, tàu ngầm của Nga hoạt động gần với "hành động" hơn nhiều so với tàu ngầm Mỹ. Trong khi Nga duy trì các tàu ngầm hạt nhân để tuần tra đại dương xa xôi, thì hạm đội tàu ngầm diesel của nước này là quá đủ cho các cuộc xung đột ở châu Âu, Trung Đông và khu vực gần Nga.

Trụ cột của hạm đội được trang bị khí tài thông thường của hải quân Nga là các tàu ngầm lớp Dự án 877, được NATO và phương Tây gọi là lớp Kilo. Kilô cải tiến cực kỳ yên tĩnh. Lớp tàu này đã được cải tiến liên tục trong 30 năm, là một minh chứng cho hiệu quả của chúng trên biển.

Lớp Kilo ban đầu được dùng để phục vụ hải quân các nước thuộc Hiệp ước Warsaw, thay thế các tàu lớp Whisky và Foxtrot cũ hơn. Con tàu có chiều dài chỉ 72,5m, rộng 10m và lượng choán nước 3.076 tấn. Con tàu có thủy thủ đoàn gồm 12 sĩ quan và 41 binh sỹ, và có khả năng chịu đựng trong 45 ngày trước khi cần được tiếp tế.

Tàu được cung cấp năng lượng bởi hai máy phát điện diesel và một nguồn pin, cung cấp cho chúng đủ sức mạnh để chạy 10 hải lý trên mặt nước và 17 hải lý dưới nước. Chúng không phải là tàu ngầm nhanh. Chúng có tầm hoạt động từ 6.000- 7.500 hải lý, nghĩa là từ trụ sở Hạm đội Phương Bắc của Nga có thể tuần tra trong 1.000 hải lý rồi đi tiếp đến Cuba.

Chúng cũng không phải là tàu lặn đặc biệt sâu. Theo Combat Fleets of the World, lớp Kilo thường lặn ở độ sâu 239m, với độ sâu lặn tối đa là 300m. Các tàu ngầm này hoạt động đặc biệt tốt ở vùng nước nông, nơi một cặp chân vịt lồng trong ống tốc độ thấp cho phép chúng hoạt động gần đáy biển hơn.

Rất nhiều công nghệ giảm phát tiếng ồn được tích hợp vào tàu ngầm Kilo. Thân tàu được mô tả là có hình dạng gần giống giọt nước và làm giảm đáng kể lực cản của nước so với các thiết kế tàu ngầm cũ hơn, thời Thế chiến II. Động cơ được đặt cô lập trên một đế cao su để không chạm vào thân tàu, ngăn những rung động biến thành tiếng ồn có thể nghe thấy bên ngoài tàu. Con tàu có lớp phủ chống dội âm bằng cao su để khử tiếng ồn phát ra, điều này đôi khi khiến tàu trông có vẻ như khối vuông dễ nhận thấy trong các bức ảnh. Hệ thống tái tạo không khí giúp cung cấp oxy cho thủy thủ đoàn trong tối đa 260 giờ, giúp con tàu có khả năng chịu đựng dưới nước gần hai tuần.

Bộ cảm biến bao gồm bộ radar chủ động và thụ động tần số thấp MGK-400 Rubikon (Shark Gill). Tàu cũng có radar tần số cao MG519 Mouse Roar để phân loại mục tiêu và tránh mìn. Để điều hướng và tìm kiếm trên bề mặt, các tàu Kilo được trang bị radar MRK-50 Albatros.

Tàu Kilo có sáu ống phóng ngư lôi đường kính tiêu chuẩn 533 mm, và ban đầu được cấu hình để mang ngư lôi và 18 tên lửa chống ngầm SS-N-15A Starfish. Trên các tàu mới nhất, hai trong số các ống phóng ngư lôi có khả năng bắn ngư lôi dẫn đường bằng dây. Ngoài ra, đặc điểm độc nhất của lớp này là vị trí dành cho thủy thủ với bệ phóng tên lửa phòng không di động vác vai Igla.

Anh Minh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/vi-sao-hai-quan-my-khong-muon-doi-dau-voi-tau-ngam-kilo-1769235.tpo