Vào tháng 1/1932, trùm phát xít Hitler ra tranh cử Tổng thống Đức. Mặc dù không đắc cử nhưng gã đã trở thành một nhân vật "máu mặt" trong chính giới Đức khi được nhiều người dân Đức biết đến và ủng hộ.
Đến ngày 30/1/1933,Hitler đắc cử trong cuộc bầu cử Thủ tướng Đức. Tiếp đến, vào ngày 2/8/1934, Tổng thống Paul von Hindenburg trút hơi thở cuối cùng.
Trưa cùng ngày, nhà độc tài Hitler ra thông báo gộp hai chức vụ Thủ tướng và Tổng thống làm một. Theo đó, Adolf Hitler nhận chức Lãnh đạo kiêm Tư lệnh tối cao của Đế chế thứ Ba.
Để leo lên được vị trí cao và nắm quyền lực tối cao ở Đức, trùm phát xít Hitler đã từng bước "mê hoặc" người dân nước này bằng những tư tưởng phản động, lôi kéo dân chúng ủng hộ và đi theo y.
Cụ thể, Hitler thực hiện tư tưởng mị dân bằng cách đưa ra những tư tưởng phản động như thuyết chủng tộc thượng đẳng Aryan, chủ nghĩa bài Do Thái...
Những tư tưởng phản động này của Hitler đã "ăn sâu" vào tâm trí người dân Đức từ lâu.
Tư tưởng nguy hiểm trên một lần nữa bị Hitler "đánh thức" khi nước Đức rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1932.
Trong bối cảnh đó, đông đảo dân chúng Đức tin vào những tư tưởng phản động của Hitler và tin rằng y sẽ giúp hồi sinh quốc gia này.
Thêm nữa, những bài phát biểu đầy cuốn hút về tương lai của nước Đức sẽ trở về những ngày huy hoàng khi xưa đã giúp Hitler chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của dân chúng. Thêm nữa, gã cũng như khôn khéo đưa nước Đức thoát khỏi cái bóng của Hòa ước Versailles. Kế đến, Hitler tiến hành chương trình tái vũ trang quân đội quy mô lớn.
Chỉ trong vòng vài năm, dưới sự dẫn dắt của Hitler, quân đội Đế chế thứ ba hùng mạnh khiến hầu hết dân chúng Đức tin rằng nhà độc tài Đức quốc xã sớm đưa đất nước trở về những ngày tháng huy hoàng.
Theo Tâm Anh/Kiến thức