Dưới thời phong kiến, hoàng đế Trung Quốc không chỉ chú trọng xử lý chuyện triều chính để quốc thái dân an mà còn dành nhiều tâm huyết cho việc chuẩn bị nơi an nghỉ ngàn thu.
Đây là lý do, không ít ông hoàng chuẩn bị lăng mộ cho bản thân ngay sau khi lên ngôi, đặc biệt tìm kiếm các địa điểm để xây dựng khu lăng mộ.
Theo các chuyên gia phong thủy, lăng mộ của hoàng đế phải được xây dựng ở nơi có đặc điểm phong thủy cực kỳ hưng thịnh với thế nhìn sông dựa núi.
Đặc biệt, vị trí xây dựng lăng mộ phải nằm trên long mạch. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế.
Người xưa quan niệm, long mạch có mối liên quan trực tiếp đến sự hưng thịnh, suy vong của một vương triều.
Hoàng đế thường được gọi là chân long thiên tử nên lăng mộ của họ phải nằm trên chân long (tức long mạch chính) của long mạch.
Khi hoàng đế yên giấc ngàn thu tại lăng mộ ở vị trí trên sẽ được coi là thuận theo ý trời, thể hiện địa vị và quyền lực của bậc đế vương.
Thêm nữa, lăng mộ của hoàng đế nằm trên long mạch còn thể hiện sự bảo toàn quyền lực, hưng thịnh của vương triều trong những đời vua kế tiếp.
Trong đó, núi Hoàng Thổ (về sau đổi tên thành "Thiên Thọ") ở Trường Bình, phía Bắc Bắc Kinh là một trong những địa điểm có long mạch nổi tiếng lịch sử được nhiều hoàng đế chọn làm nơi xây dựng lăng mộ.
13 hoàng đế bao gồm Minh Thành Tổ, 23 hoàng hậu và hàng chục phi tần khác được an táng tại các lăng mộ ở núi Hoàng Thổ.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Lễ hội Băng đăng mừng Tết Nguyên đán. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (TH)