Vào năm 1923, trùm phát xít Hitler bắt đầu viết cuốn “Mein Kampf” (tạm dịch: Cuộc đấu tranh của tôi) trong thời gian ngồi tù vì tham gia cuộc đảo chính thất bại.
Sau khi ra tù, nhà độc tài Hitler cho xuất bản cuốn hồi ký của mình.
Khoảng 12 triệu ấn bản cuốn hồi ký của Hitler được xuất bản từ lúc y nắm quyền ở Đức cho đến khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc.
Cuốn hồi ký “Mein Kampf” trở thành một trong những cuốn sách được bán chạy nhất ở Đức dưới thời Hitler. Thậm chí, từng có thời điểm chính quyền Đức quốc xã tặng tác phẩm này cho những cặp đôi mới cưới làm quà.
Thế nhưng, cuốn hồi ký của Hitler được giới chuyên gia đánh giá là cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới. Nguyên do là bởi nội dung trong cuốn sách vô cùng lan man, dài, khó đọc và khó hiểu.
Cuốn hồi ký này "đầu độc" tư tưởng nhiều người dân Đức khiến họ có cái nhìn sai lệch về lịch sử, tình hình đất nước và ủng hộ mọi quyết định của Hitler.
Thêm nữa, trong cuốn hồi ký “Mein Kampf”, Hitler viết nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử, quan điểm phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Trùm phát xít cho rằng người Do Thái là nguyên nhân khiến nước Đức thất bại trong Thế chiến I.
Với tư tưởng trên, Hitler và chính quyền phát xít Đức đã phát động, châm ngòi cho Chiến tranh thế giới và gây chia rẽ trong nội bộ nước Đức khi thực hiện cuộc thanh lọc chủng tộc, tiêu diệt người Do Thái.
Theo ước tính, trong cuộc diệt chủng Holocaust, phát xít Đức giết hại khoảng 6 triệu người Do Thái ở khắp châu Âu theo lệnh của Hitler.
Do vậy, “Mein Kampf” được xem là cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới và không được xuất bản kể từ sau Thế chiến 2. Kể từ đó, cuốn sách của Hitler dần bị xóa khỏi tâm trí độc giả.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh (theo DM)