Vì sao hơi nước gây bỏng nặng hơn nước sôi?

Nhiệt ẩn hóa hơi làm hơi nước nóng chứa nhiều năng lượng nhiệt hơn và gây bỏng nghiêm trọng hơn nước sôi.

Nhiệt ẩn hóa hơi là năng lượng nhiệt cần thiết để chuyển sang một đơn vị khối lượng chất lỏng sang trạng thái khí ở áp suất khí quyển tại điểm sôi của nó.

Nước sôi chỉ chứa một lượng năng lượng nhiệt cần thiết để làm sôi nó. Tuy nhiên, vì hơi nước được hình thành từ nước sôi, nó vừa chứa lượng nhiệt của nước sôi, vừa chứa nhiệt ẩn hóa của hơi nước. Do đó, hơi nước có nhiều năng lượng nhiệt hơn, kết quả là gây bỏng nặng hơn nước sôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vì sao nhiệt độ nước không thay đổi dù tiếp tục được đun sôi?

Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100oC, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.

Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ là 100o và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.

Khi ở 100oC, nước là hỗn hợp của cả trạng thái lỏng và trạng thái khí, đây là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí. Nước cho dù ở trạng thái hỗn hợp khí hay lỏng, nhiệt độ khi sôi cũng không thể tăng cao hơn.

Kết luận: Nước đã sôi mà càng tăng nhiệt độ với mục đích làm cho nước nóng hơn thì chỉ làm nước càng cạn nhanh mà thôi!

Tại sao không nên đun nước sôi nhiều lần?

Các tạp chất phổ biến nhất được tìm thấy trong nước máy bao gồm vôi, canxi, florua, nitrat, magiê và một số chất hữu cơ khác

Nước đun sôi 1 lần, đảm bảo diệt khuẩn. Nhưng khi đun sôi lại nước, bạn phá hủy các chất dinh dưỡng có trong nước và biến chúng thành các hợp chất nguy hiểm...

Khi đun nước nhiều lần, nhiệt độ cao sẽ chuyển đổi Nitrate thành Nitrosamine là chất gây ung thư (đặc biệt là ung thư buồng trứng, ruột, bàng quang, tuyến tụy, dạ dày và thậm chí có thể gây ra bệnh bạch cầu).

Vì vậy, tốt nhất, chỉ nên đun sôi lượng nước đủ dùng trong ngày và đổ bỏ phần nước thừa trong chai, bình đi trước khi châm thêm nước mới vào ngày hôm sau.

Không nên đun nước sôi quá lâu, thời gian tốt nhất là để nước sôi 5 – 10 phút, nhiệt độ sôi lâu sẽ khiến các chất hóa học có hại kết tủa trong nước.

Tuyệt đối không đun nước sôi quá 1 lần để dùng ăn uống, nó không chỉ không có lợi mà thực sự gây hại cho sức khỏe.

Theo Châu Anh/Tiền phong

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-hoi-nuoc-gay-bong-nang-hon-nuoc-soi/20200117104009941