Trong những ngày qua, hình ảnh biểu dương sức mạnh quân sự của Iran chính là các phi đội tiêm kích F-14 liên tục tuần tra trên bầu trời; đây là chiến đấu cơ chủ lực của Iran mà họ đã mua của Mỹ cách đây 40 năm, nhưng khả năng chiến đấu bị hạn chế do thiếu phụ tùng và không được nâng cấp chính hãng.
Mặc dù là quốc gia đại kình địch với Mỹ, nhưng Không quân Iran là một lực lượng chịu ảnh hưởng nặng nề của Không quân Mỹ cả về trang bị cũng như giáo án huấn luyện.
Nguyên nhân là Không quân Iran đã sử dụng thiết bị hàng không quân sự tiên tiến của Mỹ trong một thời gian dài, các thế hệ phi công trước năm 1979 đều được đào tạo theo tiêu chuẩn của Mỹ; nên họ có sự tin tưởng tuyệt đối vào loại máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ F-14 của Mỹ.
Do chịu lệnh trừng phạt đối với Iran do các nước phương Tây khởi xướng, hiện nay Iran chỉ còn trông chờ vào nguồn cung từ Nga hoặc Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, vì các quốc gia khác đã vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của Mỹ và Israel, khi Iran có ý định mua chiến đấu cơ hiện đại.
Nguyên nhân Không quân Iran mất lòng tin vào máy bay Trung Quốc là do vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh, Không quân Iran đã nhập một số máy bay chiến đấu J-7M (bản sao từ MiG-21) từ Trung Quốc, để bù đắp "lỗ hổng" do thiếu hụt máy bay chiến đấu; tuy nhiên những loại máy bay này đã để lại ấn tượng không tốt về vũ khí Trung Quốc.
Tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7 năm 2008, khi chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng; khi đó, Không quân Iran đã có một bài viết dài trên diễn đàn quân sự của nước này, phân tích chiến đấu cơ J-10 không thể so với F-14A Tomcat đã ra đời trước đó 35 năm.
Về hiệu suất kỹ thuật, máy bay chiến đấu J-10 không phải là máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ tư, trang bị hai động cơ mà Không quân Iran yêu thích; Từ góc độ chiến thuật, máy bay chiến đấu J-10 hoạt động như một máy bay đánh chặn phòng không nội địa trong Không quân Trung Quốc.
Do đó, về tính năng kỹ - chiến thuật, vẫn còn một khoảng cách nhất định giữa J-10, một chiến đấu cơ hạng nhẹ và F-14, loại chiến đấu cơ hạng nặng, hiện có trong biên chế của không quân Iran.
Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất mà phía Iran coi thường J-10, là do chiến đấu cơ J-10 có xuất xứ "Made in China"; trong mắt của Không quân Iran, J-10 cũng giống F-7M "Made in China" chỉ có ưu thế là giá rẻ; nhưng khả năng chiến đấu hạn chế, khó sử dụng, việc bảo trì khó khăn.
Với định kiến cho rằng, thiết bị của không quân Trung Quốc chỉ đơn giản là "không đáng nhắc đến" so với thiết bị của Mỹ; vì vậy họ tiếp tục kéo dài, tăng hạn phi đội máy bay chiến đấu F-14 mua từ thời vua Pahlavi; mặc dù vào thời điểm năm 2016, họ đã có cơ hội mua máy bay chiến đấu mới, khi đó lệnh cấm vận quốc tế được nới lỏng.
Bên cạnh đó, việc đưa một dòng máy bay chiến đấu mới như J-10 vào biên chế là phải đồng bộ và tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như hệ thống hỗ trợ thiết bị hàng không của Không quân Trung Quốc. Vấn đề này quá tốn kém đối với hầu hết các Lực lượng Không quân vốn đã quen với các tiêu chuẩn của Nga hoặc Mỹ.
Cùng với đó là việc chiến đấu cơ J-10 vẫn phải phụ thuộc vào động cơ AL-31FN do Nga sản xuất. Trong trường hợp xuất khẩu J-10, Trung Quốc phải được phía Nga đồng ý cho phép.
Nếu lệnh cấm vận vũ khí với Iran được dỡ bỏ, thì việc Iran chọn chiến đấu cơ J-10 là không cao; rất có thể, Iran sẽ chọn tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30/35 của Nga, do dòng chiến đấu cơ này đảm nhiệm tốt cả vai trò không chiến lẫn tấn công mặt đất - mặt biển và Iran quen tiêu chuẩn với trang thiết bị vũ khí của Nga hơn.
Video Tiêm kích J 10 - Ẩn số của không quân Trung Quốc - Nguồn: Khám phá Top@Youtube
Tiến Minh