Vì sao kiệt tác Tiếng thét bị 'bay màu'?

'Tiếng thét' là kiệt tác hội họa nổi tiếng của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện màu sắc của bức tranh này đang mờ dần. Nguyên nhân khiến tác phẩm hội họa này bị hủy hoại được công chúng quan tâm.

Danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863 - 1944) nổi tiếng thế giới với kiệt tác hội họa “Tiếng thét” (The Scream). Bức tranh hiện được lưu giữ và trưng bày trong Bảo tàng Munch ở Oslo, Na Uy.

Danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863 - 1944) nổi tiếng thế giới với kiệt tác hội họa “Tiếng thét” (The Scream). Bức tranh hiện được lưu giữ và trưng bày trong Bảo tàng Munch ở Oslo, Na Uy.

Danh họa Edvard Munch được truyền cảm hứng thực hiện bức tranh trên khi một lần trong người đang không khỏe.

Danh họa Edvard Munch được truyền cảm hứng thực hiện bức tranh trên khi một lần trong người đang không khỏe.

Lúc ấy, ông Munch (trong ảnh) đi ngang qua một cây cầu bắc qua vịnh hẹp, đúng lúc mặt trời lặn và cảm thấy như thể có một tiếng thét câm lặng đang lan đi trong không gian. Sau đó, ông vẽ bức tranh “Tiếng thét”.

Lúc ấy, ông Munch (trong ảnh) đi ngang qua một cây cầu bắc qua vịnh hẹp, đúng lúc mặt trời lặn và cảm thấy như thể có một tiếng thét câm lặng đang lan đi trong không gian. Sau đó, ông vẽ bức tranh “Tiếng thét”.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế sử dụng tia X để phân tích lớp sơn của kiệt tác hội họa nổi tiếng thế kỷ 20 trên của Edvard Munch.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế sử dụng tia X để phân tích lớp sơn của kiệt tác hội họa nổi tiếng thế kỷ 20 trên của Edvard Munch.

Kết quả kiểm tra của nhà khoa học quốc tế cho thấy màu sắc của bức tranh “Tiếng thét” đang mờ dần.

Kết quả kiểm tra của nhà khoa học quốc tế cho thấy màu sắc của bức tranh “Tiếng thét” đang mờ dần.

Theo các nhà nghiên cứu, cadmium sulphide được sử dụng làm sắc tố trong sơn vẽ của danh họa Munch bị oxy hóa.

Theo các nhà nghiên cứu, cadmium sulphide được sử dụng làm sắc tố trong sơn vẽ của danh họa Munch bị oxy hóa.

Điều này đã khiến màu sắc của bức tranh mờ dần do độ ẩm trong môi trường cao.

Điều này đã khiến màu sắc của bức tranh mờ dần do độ ẩm trong môi trường cao.

Với việc phát hiện nguyên nhân khiến màu sắc bức tranh “Tiếng thét” không còn nguyên vẹn như ban đầu, giới chuyên gia cho hay sẽ thực hiện các giải pháp để xử lý vấn đề độ ẩm của môi trường, giúp bảo quản kiệt tác hội họa này sống mãi với thời gian.

Với việc phát hiện nguyên nhân khiến màu sắc bức tranh “Tiếng thét” không còn nguyên vẹn như ban đầu, giới chuyên gia cho hay sẽ thực hiện các giải pháp để xử lý vấn đề độ ẩm của môi trường, giúp bảo quản kiệt tác hội họa này sống mãi với thời gian.

Nổi tiếng với bức tranh kinh điển “Tiếng thét”, nhiều người không biết danh họa Munch mắc căn bệnh thần kinh. Căn bệnh này khiến ông luôn bị ám ảnh rằng thần chết đang đến gần bản thân. Vì vậy, giấc ngủ của ông thường bị gián đoạn bởi những cơn ác mộng kinh hoàng.

Nổi tiếng với bức tranh kinh điển “Tiếng thét”, nhiều người không biết danh họa Munch mắc căn bệnh thần kinh. Căn bệnh này khiến ông luôn bị ám ảnh rằng thần chết đang đến gần bản thân. Vì vậy, giấc ngủ của ông thường bị gián đoạn bởi những cơn ác mộng kinh hoàng.

Thậm chí, ông còn cho biết thường nhìn thấy những hình ảnh ma quỷ rùng rợn. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ lên phong cách hội họa của Munch.

Thậm chí, ông còn cho biết thường nhìn thấy những hình ảnh ma quỷ rùng rợn. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ lên phong cách hội họa của Munch.

Mời độc giả xem video: Hé lộ chân dung đích thực nàng Mona Lisa trong bức tranh cùng tên qua xét nghiệm ADN. Nguồn: VTC14.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-kiet-tac-tieng-thet-bi-bay-mau-1385374.html