Vì sao M2 Browning vẫn là hỏa lực 'kinh dị' trên chiến trường hiện đại?

Súng máy hạng nặng M2 Browning là một trong những vũ khí nổi tiếng nhất của Mỹ. Kể từ khi được đưa vào biên chế từ những năm 1920 cho đến tận ngày nay, M2 Browning luôn được đánh giá là loại hỏa lực 'kinh dị'.

 M2 Browning là một loại súng máy hạng nặng nổi tiếng nhất của nhà thiết kế John Moses Browning, được quân đội Mỹ dùng trên khắp các mặt trận của tất cả các cuộc chiến tranh kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi và là một trong những thứ vũ khí được ưa chuộng nhất trên thế giới.

M2 Browning là một loại súng máy hạng nặng nổi tiếng nhất của nhà thiết kế John Moses Browning, được quân đội Mỹ dùng trên khắp các mặt trận của tất cả các cuộc chiến tranh kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi và là một trong những thứ vũ khí được ưa chuộng nhất trên thế giới.

Được đánh giá là một trong những khẩu súng máy hạng nặng thông dụng nhất trên thế giới, Browning M2 xuất hiện trên nhiều chiến trường, từ chiến trường châu Âu trong Thế chiến 2, đến chiến trường Iraq, Syria trong thế kỉ 21.

Được đánh giá là một trong những khẩu súng máy hạng nặng thông dụng nhất trên thế giới, Browning M2 xuất hiện trên nhiều chiến trường, từ chiến trường châu Âu trong Thế chiến 2, đến chiến trường Iraq, Syria trong thế kỉ 21.

Browning M2 dùng đạn 12.7×99mm theo chuẩn NATO (thường được gọi là .50 BMG); súng được đánh giá có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, dễ nạp đạn, bắn khá chính xác. Nhược điểm của súng là nặng (trọng lượng 38 kg) và dài tới 1.654mm; súng không thể cầm tay bắn được, mà chỉ bắn trên giá 3 chân, gắn trên xe cơ giới, máy bay, tàu chiến...

Browning M2 dùng đạn 12.7×99mm theo chuẩn NATO (thường được gọi là .50 BMG); súng được đánh giá có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, dễ nạp đạn, bắn khá chính xác. Nhược điểm của súng là nặng (trọng lượng 38 kg) và dài tới 1.654mm; súng không thể cầm tay bắn được, mà chỉ bắn trên giá 3 chân, gắn trên xe cơ giới, máy bay, tàu chiến...

Mặc dù quân đội Mỹ đang ra sức tìm kiếm một mẫu súng máy hạng nặng 12,7mm mới, để thay thế cho "lão tướng" Browning M2, nhưng chi phí sản xuất quá đắt đỏ và tốn kém, mà tính năng cũng không tốt hơn, nên quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sử dụng và sản xuất M2 Browning.

Mặc dù quân đội Mỹ đang ra sức tìm kiếm một mẫu súng máy hạng nặng 12,7mm mới, để thay thế cho "lão tướng" Browning M2, nhưng chi phí sản xuất quá đắt đỏ và tốn kém, mà tính năng cũng không tốt hơn, nên quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sử dụng và sản xuất M2 Browning.

Khi Quân đội Mỹ đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa vũ khí, khẩu M2 cũng phải thay đổi. Kể từ năm 2003, vô số cải tiến đã được đưa ra cho M2 để nâng cao tính năng sử dụng, độ chính xác và độ tin cậy của súng. Mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị của Quân đội Mỹ cho đến năm 2050.

Khi Quân đội Mỹ đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa vũ khí, khẩu M2 cũng phải thay đổi. Kể từ năm 2003, vô số cải tiến đã được đưa ra cho M2 để nâng cao tính năng sử dụng, độ chính xác và độ tin cậy của súng. Mục đích nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị của Quân đội Mỹ cho đến năm 2050.

Vào những năm 2000, một dự án nâng cấp lớn nhất cho M2 là chuyển đổi sang mẫu M2A1 trên cơ sở mẫu M2HB đang trang bị đại trà hiện nay; phiên bản cải tiến M2A1 có nòng súng dày hơn và có thể thay nòng nhanh hơn trong chiến đấu.

Vào những năm 2000, một dự án nâng cấp lớn nhất cho M2 là chuyển đổi sang mẫu M2A1 trên cơ sở mẫu M2HB đang trang bị đại trà hiện nay; phiên bản cải tiến M2A1 có nòng súng dày hơn và có thể thay nòng nhanh hơn trong chiến đấu.

Với tốc độ bắn liên tục, bất kỳ nòng súng nào cũng bị nóng nhanh, dẫn đến cong và giãn nở nòng súng, do vậy ảnh hưởng đến tầm bắn, mức chính xác và tốc độ bắn; vì vậy việc nhanh chóng thay thế nòng súng để khắc phục những vấn đề trên là yêu cầu bắt buộc với các loại súng máy hạng nặng.

Với tốc độ bắn liên tục, bất kỳ nòng súng nào cũng bị nóng nhanh, dẫn đến cong và giãn nở nòng súng, do vậy ảnh hưởng đến tầm bắn, mức chính xác và tốc độ bắn; vì vậy việc nhanh chóng thay thế nòng súng để khắc phục những vấn đề trên là yêu cầu bắt buộc với các loại súng máy hạng nặng.

Thay nòng súng cho súng máy hạng nặng đã trở thành tiêu chuẩn, súng máy hạng nặng nổi tiếng MG34 và MG42 của Đức được sử dụng nhiều trong Thế chiến thứ hai, đều có thể thay nòng nhanh chóng. Ảnh: Súng máy MG34 - Nguồn: Wikipedia.

Thay nòng súng cho súng máy hạng nặng đã trở thành tiêu chuẩn, súng máy hạng nặng nổi tiếng MG34 và MG42 của Đức được sử dụng nhiều trong Thế chiến thứ hai, đều có thể thay nòng nhanh chóng. Ảnh: Súng máy MG34 - Nguồn: Wikipedia.

Đối thủ của khẩu M-2 trong Chiến tranh Lạnh là khẩu DShK (sau này có thêm NSV) của Liên Xô, cũng dùng đạn cỡ 12,7 mm (12.7×108mm); nhưng ưu điểm là nhẹ hơn và có thể thay nòng nhanh hơn khẩu M2 của Mỹ. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Đối thủ của khẩu M-2 trong Chiến tranh Lạnh là khẩu DShK (sau này có thêm NSV) của Liên Xô, cũng dùng đạn cỡ 12,7 mm (12.7×108mm); nhưng ưu điểm là nhẹ hơn và có thể thay nòng nhanh hơn khẩu M2 của Mỹ. Ảnh: Súng máy DShK - Nguồn: Wikipedia.

Cùng với cải tiến để có thể thay nòng nhanh, những sửa đổi khác cũng được tiến hành để phù hợp với việc thay nòng nhanh; Hãng General Dynamics đã giành chiến thắng trong cuộc thi phát triển bộ dụng cụ thay nòng nhanh cho khẩu M2A1.

Cùng với cải tiến để có thể thay nòng nhanh, những sửa đổi khác cũng được tiến hành để phù hợp với việc thay nòng nhanh; Hãng General Dynamics đã giành chiến thắng trong cuộc thi phát triển bộ dụng cụ thay nòng nhanh cho khẩu M2A1.

Cùng với thay nòng nhanh hơn, M2A1 cũng bổ sung thêm một loa che lửa đầu nòng, giúp giảm chớp lửa đầu nòng khi bắn (nhất là khi bắn vào ban đêm), bảo đảm tính bí mật hơn, đồng thời giảm độ giật lên thân súng; thân súng cũng làm bằng thép cứng hơn.

Cùng với thay nòng nhanh hơn, M2A1 cũng bổ sung thêm một loa che lửa đầu nòng, giúp giảm chớp lửa đầu nòng khi bắn (nhất là khi bắn vào ban đêm), bảo đảm tính bí mật hơn, đồng thời giảm độ giật lên thân súng; thân súng cũng làm bằng thép cứng hơn.

Một nâng cấp khác phổ biến gần đây là việc sử dụng kính ngắm quang học vào M2. Tuy nhiên đây là cải tiến đi sau, nên biết rằng, khẩu NSV của Liên Xô được phát triển vào thập niên 1960 đã sử dụng kinh ngắm quang học tiêu chuẩn với độ phóng đại từ 4x đến 6x. Ảnh: Súng máy NSV - Nguồn: Wikipedia.

Một nâng cấp khác phổ biến gần đây là việc sử dụng kính ngắm quang học vào M2. Tuy nhiên đây là cải tiến đi sau, nên biết rằng, khẩu NSV của Liên Xô được phát triển vào thập niên 1960 đã sử dụng kinh ngắm quang học tiêu chuẩn với độ phóng đại từ 4x đến 6x. Ảnh: Súng máy NSV - Nguồn: Wikipedia.

Hiện nay không chỉ Mỹ, mà nhiều quốc gia trang bị súng máy M2 chế tạo kính ngắm cho loại súng này. Công ty DI Optical của Hàn Quốc là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất kính ngắm điểm đỏ cho M2HB và còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay không chỉ Mỹ, mà nhiều quốc gia trang bị súng máy M2 chế tạo kính ngắm cho loại súng này. Công ty DI Optical của Hàn Quốc là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất kính ngắm điểm đỏ cho M2HB và còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Giá ba chân cũng được nâng cấp, giá chân kiểu M3 có từ thời Thế chiến thứ hai đang dần được thay thế bằng giá chân M205; ưu điểm của giá chân M205 là nhẹ hơn giá chân cũ 7,2 kg, đồng thời tăng xạ giới tầm, hướng cho súng cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi giá chân.

Giá ba chân cũng được nâng cấp, giá chân kiểu M3 có từ thời Thế chiến thứ hai đang dần được thay thế bằng giá chân M205; ưu điểm của giá chân M205 là nhẹ hơn giá chân cũ 7,2 kg, đồng thời tăng xạ giới tầm, hướng cho súng cũng như giảm thời gian triển khai và thu hồi giá chân.

Video Mk 46: Súng máy hạng nhẹ, hỏa lực hạng nặng - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-m2-browning-van-la-hoa-luc-kinh-di-tren-chien-truong-hien-dai-1447346.html