Vì sao mái nhà trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh luôn sạch sẽ?

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là địa điểm du lịch nổi tiếng Trung Quốc. Khi ghé thăm nơi này, du khách sẽ nhận thấy mái nhà luôn sạch sẽ. Vì sao lại vậy?

Với hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện hoàng gia trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Đây là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.

Với hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện hoàng gia trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Đây là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.

Kiến trúc Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực chính: tiền triều và hậu cung. Trải dài trên diện tích 720.000 m2, công trình này gồm 9.999 gian phòng.

Kiến trúc Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực chính: tiền triều và hậu cung. Trải dài trên diện tích 720.000 m2, công trình này gồm 9.999 gian phòng.

Một điều thú vị là nhiều du khách nhận thấy mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ dù không được lau dọn thường xuyên.

Một điều thú vị là nhiều du khách nhận thấy mái nhà trong Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ dù không được lau dọn thường xuyên.

Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại như vậy. Theo các chuyên gia, do các kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành có số lượng lớn nên việc lau chùi, dọn dẹp phần mái nhà không hề dễ dàng.

Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại như vậy. Theo các chuyên gia, do các kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành có số lượng lớn nên việc lau chùi, dọn dẹp phần mái nhà không hề dễ dàng.

Thêm nữa, Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc cổ xưa hàng trăm tuổi nên con người không thể tự ý lau chùi, dọn dẹp như các công trình khác.

Thêm nữa, Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc cổ xưa hàng trăm tuổi nên con người không thể tự ý lau chùi, dọn dẹp như các công trình khác.

Phần mái của Tử Cấm Thành không bám bụi bẩn hay bị dính phân chim. Điều này xuất phát từ kiến trúc của các tòa nhà.

Phần mái của Tử Cấm Thành không bám bụi bẩn hay bị dính phân chim. Điều này xuất phát từ kiến trúc của các tòa nhà.

Cụ thể, toàn bộ phần mái nhà trong Tử Cấm Thành đều được sơn vàng. Màu sắc này không chỉ tượng trưng cho sự xa hoa, lộng lẫy của hoàng gia mà còn tượng trưng cho mệnh Thổ.

Cụ thể, toàn bộ phần mái nhà trong Tử Cấm Thành đều được sơn vàng. Màu sắc này không chỉ tượng trưng cho sự xa hoa, lộng lẫy của hoàng gia mà còn tượng trưng cho mệnh Thổ.

Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm đất đai là nguồn gốc của vạn vật. Do đó, màu vàng được sử dụng làm màu sắc chủ đạo trong Tử Cấm Thành.

Người Trung Quốc thời phong kiến quan niệm đất đai là nguồn gốc của vạn vật. Do đó, màu vàng được sử dụng làm màu sắc chủ đạo trong Tử Cấm Thành.

Ngoài ra, màu vàng của mái nhà sẽ tạo sự tương phản với màu xanh của trời. Khi đàn chim bay qua khu vực mái nhà sẽ bị chói mắt, hạn chế khả năng quan sát. Vậy nên, rất ít chim di chuyển hay đậu xuống mái nhà trong Tử Cấm Thành. Nhờ vậy, trên mái nhà không có nhiều phân chim.

Ngoài ra, màu vàng của mái nhà sẽ tạo sự tương phản với màu xanh của trời. Khi đàn chim bay qua khu vực mái nhà sẽ bị chói mắt, hạn chế khả năng quan sát. Vậy nên, rất ít chim di chuyển hay đậu xuống mái nhà trong Tử Cấm Thành. Nhờ vậy, trên mái nhà không có nhiều phân chim.

Thêm nữa, người xưa sử dụng loại ngói tráng men khiến bụi bặm, phân chim dễ dàng trôi đi khi có trời mưa. Thiết kế mái cong của các công trình trong Tử Cấm Thành góp phần quan trọng trong việc giữ cho công trình cổ kính này luôn sạch sẽ.

Thêm nữa, người xưa sử dụng loại ngói tráng men khiến bụi bặm, phân chim dễ dàng trôi đi khi có trời mưa. Thiết kế mái cong của các công trình trong Tử Cấm Thành góp phần quan trọng trong việc giữ cho công trình cổ kính này luôn sạch sẽ.

Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-mai-nha-trong-tu-cam-thanh-o-bac-kinh-luon-sach-se-1531807.html