Vấn đề năng lực tình báo của Mỹ và các nước NATO đã được làm sáng tỏ khá nhiều, điều này cho thấy những cơ hội thực sự to lớn và quan trọng nhất, dữ liệu này đến được với Lực lượng Vũ trang Ukraine trong khoảng thời gian rất nhanh.
Người phát ngôn Không quân Ukraine - Đại tá Yuriy Ignat cho biết, nhờ tin tình báo từ các đối tác phương Tây mà họ biết về việc cất cánh của tiêm kích MiG-31K hoặc máy bay ném bom chiến lược Nga.
Bên cạnh đó, Ukraine còn biết được về sự khởi hành của tàu chiến Nga trên biển, thậm chí cả việc đối phương chuẩn bị phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr.
Đối với kiểm soát vùng biển, các máy bay không người lái chiến lược RQ-4 Global Hawk hay P-8A Poséidon của phương Tây quần thảo liên tục trên bầu trời Biển Đen cũng như trên không phận Romania.
Những khí tài tối tân của Mỹ và phương Tây có thể giám sát từ cự ly hơn 1.000 km, bởi họ ghi rõ số lần cất cánh của máy bay ném bom chiến lược hay tiêm kích MiG-31K của Nga.
Tiêm kích MIG-31K thường xuất kích từ sân bay Savasleyka ở vùng Nizhny Novgorod, Nga. Căn cứ này cách biên giới gần nhất của NATO là Phần Lan và Ba Lan tới 1.200 km.
Hoạt động giám sát còn được tiến hành tại sân bay Engels, nơi oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 và Tu-160 triển khai thường trực, nó cách vùng biển quốc tế của Biển Đen 1.200 km và cách Romania 1.430 km.
Trong bối cảnh đó, việc NATO theo dõi máy bay ném bom cất cánh từ căn cứ không quân Olenya ở vùng Murmansk, cách biên giới Phần Lan 190 km, hay Diaghilev gần Ryazan, cách Ba Lan 1.000 km không gây bất ngờ lớn.
Bên cạnh đó, thông tin này cũng gợi ý rằng căn cứ không quân duy nhất của lực lượng hàng không chiến lược Nga có thể nằm ngoài vùng giám sát của Mỹ và các đồng minh là Belaya ở vùng Irkutsk, cách Hàn Quốc 2.400 km.
Tất nhiên, câu hỏi vẫn còn đó là các đối tác phương Tây sử dụng phương tiện nào để có được những dữ liệu trên chứ chưa nói đến hoạt động, có thể giả định rằng chúng ta đang nói về chòm sao vệ tinh trinh sát, nhưng thực tế là chúng có tính chu kỳ.
Do vậy việc tạo ra một mạng lưới vệ tinh trinh sát để giám sát trực tuyến, đặc biệt với mục đích chống lại vũ khí siêu thanh hiện chỉ mới ở giai đoạn triển khai tại Mỹ.
Vào tháng 9/ 2023, Washington thông báo rằng chỉ có 28 vệ tinh sẽ được phóng, bao gồm cả các thiết bị liên lạc và việc bắt đầu hoạt động chính thức của "chòm sao" chỉ được lên kế hoạch vào cuối năm 2024, khi số lượng của chúng lên tới 150.
Như vậy rất có thể chúng ta đang nói về các công nghệ vũ trụ khác, trước hết cho phép Mỹ kiểm soát hầu hết không phận Nga, nhưng cũng liên tục cập nhật "ngân hàng mục tiêu", trong trường hợp xảy ra chiến tranh, với mức độ tình báo như vậy không thể gây bất ngờ cho họ.
Hiện tại, Nga đang rất nỗ lực chống lại khả năng tình báo của NATO thông qua các hệ thống tác chiến điện tử hay vũ khí chống vệ tinh, tuy nhiên hiệu quả có vẻ như chưa tương xứng với mong muốn của Moskva.