Những chiếc máy bay ném bom chiến lược được điều động đến châu Âu đều thuộc trang bị của Lực lượng đặc nhiệm ném bom (BTF) của Không quân Mỹ với thành phần chính là B-52H và B-2 Spirit.
Theo kịch bản, cuộc tập trận sẽ được thực hiện bằng các bài bay tập chiến đấu tấn công các cơ sở, căn cứ quân sự đối phương. Sau đó là những màn ném bom thật.
Dù không nói tấn công vào mục tiêu giả định Nga nhưng BTF tiết lộ, đây là một trong những với mục đích nhằm đối phó với Nga trong năm 2019.
Cuộc tập trận Thunder 20 sẽ được tổ chức tại Anh tuy nhiên không rõ thời điểm cụ thể và sẽ kéo dài trong bao lâu.
Việc điều động loại máy bay ném bom mạnh nhất thế giới B-2 tới Châu Âu cho thấy mục đích của Mỹ là nhằm thăm dò động thái Nga, đồng thời cũng như chuẩn bị cho tình huống có thể đối đầu nếu xung đột nổ ra.
Sau thời gian quan hệ nồng ấm, giữa Nga và Mỹ đang tồn tại những bất đồng xung quanh những vấn đề địa chính quốc tế đặc biệt là tại Trung Đông.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có.
Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam.
B-2 được điều khiển bởi 2 phi công và có khả năng mang theo tải trọng khoảng 20 tấn, kể cả bom hạt nhân.
Theo nhà phát triển Northrop Grumman, oanh tạc cơ B-2 có thể bay liên tục gần 10.000km mới cần tiếp nhiên liệu.
So với tên lửa hành trình, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 có thể xâm nhập vào sâu lãnh thổ đối phương, vượt qua các hệ thống phòng không để tiến hành không kích.
Cho đến nay, B-2 được coi là máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất thế giới.
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 17 tháng 7 năm 1989 và ra mắt công chúng vào tháng 4 năm 1997.
Bằng sự nỗ lực không ngừng, những chiếc máy bay tối tân này đã được giới thiệu vào tháng 4-1997.
Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ.
Dự định ban đầu, không quân Mỹ đặt hàng tới 135 chiếc, sau đó giảm xuống 75 chiếc, tuy nhiên giá cả đắt đỏ, cùng sự sụp đổ của Liên Xô khiến số lượng chúng chỉ dừng lại ở mức 20 chiếc sản xuất hàng loạt, và một chiếc được tân trang từ chiếc thử nghiệm.
Cùng với loại pháo đài bay B-52 và B-1 Lancer, đây là bộ ba máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất thế giới.
Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó.
B-2 có chiều cao 5,18m, dài 21m và sải cánh dài tới 52,42m. Với kiểu dáng đặc biệt kết hợp vật liệu hấp thụ sóng radar làm cho sóng radar dò tìm của đối phương bị trượt đi theo hướng khác không phản hồi lại máy thu.
B-2 có khối lượng rỗng 71,7 tấn, khối lượng cất cánh tối đa lên tới 170 tấn.
B-2 được trang bị hai khoang vũ khí trong thân có thể mang theo 23 tấn bom. Tùy theo từng nhiệm vụ, nó sẽ mang 80 bom Mk82 227kg hoặc 16 bom Mk 84 nặng 1.000kg hoặc 16 bom hạt nhân B61/B83.
Tính năng tàng hình khiến cho B-2 Spirit có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn.
Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS); bom hỗ trợ GPS; Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM); radar APQ-181... máy bay này có thể ném bom 16 mục tiêu một lúc, rất chính xác.
B-2 Spirit có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải. Từ khi đi vào thực chiến cho tới nay, những siêu máy bay ném bom chiến lược này đã có vô số lần thực chiến và được đánh giá rất cao.
Việt Hùng