Vì sao Mỹ 'hành động đơn phương' ở biển Đông?
Mặc dù phản ứng của Mỹ trước hành động bắt nạt láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông có thể gây ấn tượng, như sự xuất hiện chủ yếu là đơn phương của các lực lượng Mỹ gợi ra một câu hỏi quan trọng: Tại sao phản ứng của Mỹ không được phối hợp tốt hơn với các đối tác trong khu vực, đặc biệt là Malaysia?
“Trong nhiều năm, phản ứng của Malaysia đối với hành động cướp bóc của Trung Quốc tại vùng biển Malaysia đã bị “tắt tiếng”, gắn liền với quan điểm của cựu thủ tướng Mahathir Mohamad, rằng biển Đông nên “không có tàu chiến lớn”, chuyên gia về chính sách quốc phòng người Mỹ Blake Herzinger phân tích trong bài viết đăng trên tạp chí War on the Rocks. Theo ông, Malaysia miễn cưỡng thách thức Trung Quốc một cách công khai, cả do lực lượng hàng hải yếu lẫn sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, “Malaysia duy trì các yêu sách quá mức đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Mỹ thách thức thông qua hoạt động hàng hải trước đây. Khi các lực lượng Mỹ tiến về phía nam, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức quốc phòng của Malaysia không thể chắc chắn liệu Mỹ đang tới hỗ trợ của họ hay để thách thức các yêu sách hàng hải của họ”, ông Herzinger nhận định.
Sự bối rồi này, theo Herzinger, là hoàn toàn có thể tránh được. Mỹ đã cung cấp các mạng liên lạc an toàn cho Malaysia theo Sáng kiến An ninh Hàng hải Ấn Độ-Thái Bình Dương và có các mạng tương tự cả trên bờ và trên tàu chiến.
Một lời giải thích khả dĩ khác cho việc thiếu sự phối hợp trước đó là Mỹ đã mong đợi một phản ứng ôn hòa từ Malaysia và đã lên kế hoạch phản ứng kể cả khi có sự e ngại của Malaysia. “Trong khi Malaysia vẫn chủ yếu đứng bên lề về biển Đông, các đối tác khác của Mỹ có quan điểm ngày càng mạnh mẽ.
Với ý nghĩ đó, có thể chương trình hỗ trợ của Mỹ dành cho đối tượng khu vực rộng lớn hơn, chứ không chỉ dành cho người Malaysia. Đây là thời điểm thích hợp để Mỹ truyền đạt rõ ràng sự hỗ trợ cho các quốc gia trong khu vực”, chuyên gia Herzinger viết.
Không một bên tuyên bố chủ quyền nào ở biển Đông quên sự can dự đầy bối rối của Mỹ trong vụ Trung Quốc chiếm đóng Bãi cạn Scarborough, vì vậy điều quan trọng là tránh làm sống lại ký ức tồi tệ đó vào thời điểm Mỹ mong muốn thể hiện mình là người bảo đảm an ninh được thử thách theo thời gian ở khu vực.