Vì sao Nam Phương Hoàng hậu cả đời mâu thuẫn với mẹ chồng?

Là phụ nữ thông minh, cư xử khéo léo, nhưng Nam Phương Hoàng hậu vẫn gặp phải nhiều 'vấn đề' với mẹ chồng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, mối quan hệ giữa Đức Từ Cung và 'thứ phi' Mông Điệp lại khá khăng khít.

 Nam Phương Hoàng hậu, bà hoàng cuối cùng của nhà Nguyễn được đánh giá cao về trí thông minh và phẩm hạnh, là người kết hợp hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây.

Nam Phương Hoàng hậu, bà hoàng cuối cùng của nhà Nguyễn được đánh giá cao về trí thông minh và phẩm hạnh, là người kết hợp hài hòa nét đẹp truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây.

Dù không phải là nàng dâu mà Hoàng tộc muốn lựa chọn nhưng Nam Phương luôn khéo léo giữ phận dâu con. Nhưng, giữa bà và Đức Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái hậu, mẹ của Bảo Đại) gặp không ít xa cách.

Dù không phải là nàng dâu mà Hoàng tộc muốn lựa chọn nhưng Nam Phương luôn khéo léo giữ phận dâu con. Nhưng, giữa bà và Đức Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái hậu, mẹ của Bảo Đại) gặp không ít xa cách.

Các nhà sử học đã đưa ra rất nhiều lý do để lý giải mỗi “bất hòa” giữa Đức Từ cung và Nam Phương Hoàng hậu.

Các nhà sử học đã đưa ra rất nhiều lý do để lý giải mỗi “bất hòa” giữa Đức Từ cung và Nam Phương Hoàng hậu.

Nàng dâu không được chào đón: Khi Bảo Đại tuyên bố kết hôn cả Đức Từ Cung và triều đình Nguyễn đều không đồng ý. Việc vua làm theo ý mình đã tạo một "vết xước" trong lòng Đức Từ Cung.

Nàng dâu không được chào đón: Khi Bảo Đại tuyên bố kết hôn cả Đức Từ Cung và triều đình Nguyễn đều không đồng ý. Việc vua làm theo ý mình đã tạo một "vết xước" trong lòng Đức Từ Cung.

Sự khác biệt trong lối sống: Nam Phương ảnh hưởng của lối sống phương Tây còn Đức Từ Cung lại là một người “đặc” truyền thống. Trong khi Đức Từ Cung ủng hộ Bảo Đại lập thê, lập thiếp, Nam Phương lại yêu cầu chồng bỏ tam cung lục viện, giữ chế độ 1 vợ 1 chồng.

Sự khác biệt trong lối sống: Nam Phương ảnh hưởng của lối sống phương Tây còn Đức Từ Cung lại là một người “đặc” truyền thống. Trong khi Đức Từ Cung ủng hộ Bảo Đại lập thê, lập thiếp, Nam Phương lại yêu cầu chồng bỏ tam cung lục viện, giữ chế độ 1 vợ 1 chồng.

Sự khác biệt tôn giáo: Đức Từ Cung là người theo đạo Phật và là người vô cùng khuôn thước. Với bà chuyện thờ cúng tổ tiên, hương hỏa là nhiệm vụ tối thượng. Thế nhưng Nam Phương lại là một người theo đạo Công giáo nên không thắp hương, khấn bái, thờ cúng tổ tiên.

Sự khác biệt tôn giáo: Đức Từ Cung là người theo đạo Phật và là người vô cùng khuôn thước. Với bà chuyện thờ cúng tổ tiên, hương hỏa là nhiệm vụ tối thượng. Thế nhưng Nam Phương lại là một người theo đạo Công giáo nên không thắp hương, khấn bái, thờ cúng tổ tiên.

Việc con dâu chính thất lại không thực hiện lễ nghi thờ cúng tổ tiên hương hỏa cho triều đình thực sự là một đả kích quá lớn với Đức Từ Cung. Điều này khiến cho cả hai không thể chung tiếng nói.

Việc con dâu chính thất lại không thực hiện lễ nghi thờ cúng tổ tiên hương hỏa cho triều đình thực sự là một đả kích quá lớn với Đức Từ Cung. Điều này khiến cho cả hai không thể chung tiếng nói.

Mâu thuẫn từ việc nuôi dạy Thái tử: Việc nuôi dạy con theo cách phương Tây là điều khiến Nam Phương Hoàng Hậu không được lòng mẹ chồng nhất.

Mâu thuẫn từ việc nuôi dạy Thái tử: Việc nuôi dạy con theo cách phương Tây là điều khiến Nam Phương Hoàng Hậu không được lòng mẹ chồng nhất.

Dù cố gắng chiều mẹ chồng nhưng Nam Phương Hoàng hậu luôn tìm cách tránh cho con tham dự quá nhiều lễ nghi cổ truyền mang màu sắc đạo Phật. Khi Thái hậu bắt cháu đeo những đạo bùa cầu an, trừ tà ở cổ tay, Nam Phương nhất quyết phản đối.

Dù cố gắng chiều mẹ chồng nhưng Nam Phương Hoàng hậu luôn tìm cách tránh cho con tham dự quá nhiều lễ nghi cổ truyền mang màu sắc đạo Phật. Khi Thái hậu bắt cháu đeo những đạo bùa cầu an, trừ tà ở cổ tay, Nam Phương nhất quyết phản đối.

Không chỉ có vậy, Nam Phương còn dạy con nói tiếng Pháp. Điều này thêm một lần nữa xoáy sâu vào hiềm khích giữa Hoàng hậu và mẹ chồng bởi mỗi khi hai mẹ con nói chuyện, Đức Từ Cung không hiểu gì.

Không chỉ có vậy, Nam Phương còn dạy con nói tiếng Pháp. Điều này thêm một lần nữa xoáy sâu vào hiềm khích giữa Hoàng hậu và mẹ chồng bởi mỗi khi hai mẹ con nói chuyện, Đức Từ Cung không hiểu gì.

Không thích hoàng hậu, Đức Từ Cung được cho là mở lòng với Mộng Điệp, tình nhân của Bảo Đại. Bà coi Mộng Điệp như thứ phi, cho dù chế độ phi tần đã bị chính vua Bảo Đại bãi bỏ từ lâu.

Không thích hoàng hậu, Đức Từ Cung được cho là mở lòng với Mộng Điệp, tình nhân của Bảo Đại. Bà coi Mộng Điệp như thứ phi, cho dù chế độ phi tần đã bị chính vua Bảo Đại bãi bỏ từ lâu.

Một trong những điểm Đức Từ Cung tìm được tiếng nói chung với “nàng dâu” thứ là do Mộng Điệp theo đạo Phật.

Một trong những điểm Đức Từ Cung tìm được tiếng nói chung với “nàng dâu” thứ là do Mộng Điệp theo đạo Phật.

Dù không cưới xin, hôn thú, nhưng Thái hậu thậm chí còn ban mũ áo cho “thứ phi” và tin tưởng giao cho việc thờ cúng tổ tiên nhà chồng.

Dù không cưới xin, hôn thú, nhưng Thái hậu thậm chí còn ban mũ áo cho “thứ phi” và tin tưởng giao cho việc thờ cúng tổ tiên nhà chồng.

Sau này, khi ở Pháp, nghe tin Đức Từ Cung qua đời ở Huế, đích thân bà Mộng Điệp đến Tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp xin chuyển tiền về lo tổ chức tang lễ cho “mẹ chồng”. Chỉ riêng điều này đã phần nào chứng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa hai người.

Sau này, khi ở Pháp, nghe tin Đức Từ Cung qua đời ở Huế, đích thân bà Mộng Điệp đến Tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp xin chuyển tiền về lo tổ chức tang lễ cho “mẹ chồng”. Chỉ riêng điều này đã phần nào chứng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa hai người.

Mời độc giả xem video:Phổ điểm thi tốt nghiệp giữ ổn định. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nam-phuong-hoang-hau-ca-doi-mau-thuan-voi-me-chong-1568884.html