Theo quan chức Mỹ-NATO, NATO muốn Nga rút khỏi trang bị hệ thống tên lửa tầm ngắn 9M729 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Military-Today
Lý do mà khối NATO đưa ra là việc hệ thống tên lửa 9M729 vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết năm 1987 giữa Liên Xô (sau Nga kế thừa) và Mỹ. Theo đó, Hiệp ước INF cấm sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn từ 500-5.500km. Nguồn ảnh: I-korotchenko
NATO lo sợ, với tên lửa hành trình 9M729, Moscow có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu mà không cần báo trước. Nguồn ảnh: Military-Today
Dẫu vậy, trong bối cảnh hiện tại với những căng thẳng khắp từ Âu sang Á rồi cả châu Mỹ, rất khó để NATO ép Nga phải từ bỏ 9M729. Và phía NATO hiện có lẽ cũng chưa tìm ra biện pháp nào thực sự hữu hiệu để Moscow phải “khuất phục”. Nguồn ảnh: Wikipedia
9M729 (NATO định danh là SSC-8) là phiên bản phóng từ đất liền của tổ hợp 3M14 Kalibr-NK. Loại tên lửa này được tích hợp phóng từ nền tảng bệ phóng Iskander khiến nó còn được biết đến nhiều hơn với cái tên Iskander-K. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Lenta, 9M729 đạt tầm bắn 480-5.470km, dẫu vậy nguồn từ Lực lượng Vũ trang Nga khẳng định là nó chỉ có tầm bắn duy nhất 480km - nghĩa là không vi phạm Hiệp ước INF. Đây chính là mấu chốt để Nga phản pháo cáo buộc và đề xuất của NATO. Nguồn ảnh: Military-Today
Bởi hiện tại, rõ là NATO cũng chẳng có cách nào thẩm định chính xác tầm bắn của 9M729 Iskander-K. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa được giới thiệu là mang đầu đạn có sức công phá rất lớn, hệ thống điều khiển mới cho phép tăng đáng kể độ chính xác. Nguồn ảnh: Military-Today
Ngoài 9M729, tổ hợp tên lửa hành trình Iskander-K còn được tích hợp đạn 9M728 hay còn gọi là R-500. Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa 9M728 đạt tầm bắn cũng 480km, nhưng nổi bật ở khả năng bay bám địa hình đồi núi, vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất. Nguồn ảnh: Military-Today
Nga bắn thử Iskander-K trong cuộc tập trận Zapad 2017. Nguồn: Youtube
Hoàng Lê