Vi sao NATO và Mỹ 'năn nỉ' Nga trở lại bàn đàm phán INF?
NATO đang cân nhắc gia tăng mạng lưới phòng không/phòng thủ tên lửa và tăng cường tập trận nếu Nga không tôn trọng một hiệp ước tên lửa hạt nhân từ thời Chiến tranh lạnh vào tháng 8, Tổng thư ký Liên quân Tướng Jens Stoltenberg cảnh báo hôm 26/6.
Mỹ đã lên tiếng hồi tháng 2 về ý định rút khỏi hiệp ước mang tính lịch sử được ký vào năm 1987 trừ khi Nga phá hủy hệ thống tên lửa mới SSC-8. Liên quân NATO tin rằng hệ thống vi phạm Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung (INF) rất quan trọng đối với nền tảng an ninh hạt nhân châu Âu.
“Các bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận biện pháp khả thi, chẳng hạn, chương trình tập trận của chúng ta cũng như hoạt động tình báo, trinh sát và giám sát. Chúng ta cũng sẽ xem xét tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ tên lửa và thông thường,” ông Stoltenberg cho biết.
Ông Stoltenberg từ chối đưa ra thông tin chi tiết, nhưng nhấn mạnh NATO không có ý định trên khai các hệ thống tên lửa mới đặt trên mắt đất ở châu Âu.
Hôm 26/6, khi được hỏi liệu Liên quân sẽ sử dụng lá chắn phòng vệ tên lửa để đối phó với tên lửa mới của Nga, Tướng Stoltenberg cho biết ông sẽ không tiết lộ chính xác “việc chúng tôi sẽ làm, bởi vì chúng tôi vẫn đang tập trung vào làm thế nào đưa Nga trở lại bàn đàm phán.”
Liên quân NATO quyết định phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vào năm 2010 để bảo vệ châu Âu khỏi bị tấn công từ bên ngoài châu Âu và Bắc Mỹ. Vào thời điểm đó, chương trình cũng có ý định chống lại mọi mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên hoặc Iran. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của Nga đối với hệ thống này, Liên quân luôn khẳng định hệ thống sẽ không bao giờ được dùng chống lại Nga.
Hiệp ước INF cấm sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa hành trình/đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm hỏa lực từ 500 đến 5.500 km.
Lầu Năm Góc đồng quan điểm với NATO, khẳng định tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Nga có thể cho Moscow khả năng phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu có cảnh báo hoặc không cảnh báo trước. Trong khi đó, Moscow khẳng định tên lửa có tầm bắn không vượt qua 500 km.
“Loại tên lửa này (SSC-8) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nó có thể vươn đến những thành phố ở châu Âu chỉ trong vài phút. Loại vũ khí này rất khó phát hiện,” ông Stoltenberg nói với phóng viên tại trụ sở NATO.
“Nga vẫn còn cơ hội cứu vãn Hiệp ước INF,” ông nhấn mạnh, và cảnh báo, nêu không “chúng tôi sẽ có đáp trả mạnh mẽ.”
NATO rất muốn phái đoàn Nga tham gia đàm phán giải quyết bế tắc cuối tuần tới, nhưng Liên quân vẫn đang chờ xác nhận từ Moscow.