Vì sao người hiền lành vẫn gặp đau khổ? Biết câu trả lời bạn sẽ nhận ra điều mình nên làm
Có khi nào bạn từng tự hỏi: vì sao người hiền lành vẫn gặp đau khổ, còn những người ác ngoài kia lại vẫn ung dung sống tốt.
Có người Phật tử từnghỏi một vị thiền sư có đạo hạnh rất caorằng:“Thầy ơi, vì sao người tốt như con vẫn thường đau khổ, mà những người ác ngoài kia lại có thể sống tốt đến vậy?”
Vị thiền sư ấy nhìn Phật tử bằng đôi mắt đầy tư bi và trả lời:
“Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, có nghĩa là trong tâm người ấy còn ác tâm.Nếu trong lòng một người không có ác tâm, vậy người đó sẽ không thấy thống khổ.
Dựa theo đạo lý này, nếu con cảm thấy mình vẫn khổ, cũng đồng nghĩa ác tâm vẫn tồn tại trong lòng con, con chưa phải là người lương thiện thực sự, mà những người con cho là ác cũng chưa chắc đã thật là kẻ ác.Bởi một người có thể sống vui vẻ, thì họ không phải là người ác thực sự!”
Vị Phật tử ấy không phục mà đáp lại:“Sao con có thể là người ác? Con vẫn luôn rất thiện lương mà!”
Thiền sư thong thả trả lời:“Lòng không ác, ắt không khổ. Nếu lòng con còn khổ, thì tức là con còn cái ác trong lòng.Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ cho con biết ác tâm nào đang tồn tại trong con”.
Phật tử kể lại cho thầy nghe một loạt nỗi khổ của mình:
“Con khổ nhiều lắm! Có lúc con thấy lương mình quá thấp, nhà không đủ rộng. Lòng con vì vậy mà không thoải mái, chỉ hy vọng có thể nhanh chóng thay đổi những điều ấy.
Có những người chẳng học hành gì vẫn giàu có, con thấy không phục. Người trí thức có học như con đi làm lương lại ba cọc ba đồng, thực sự là quá bất công!
Đôi lúc người nhà chẳng chịu nghe lời khuyên của con, con cũng thấy rất khó chịu…”.
Thiền sư nghe xong, gật đầu mỉm cười, nhẹ nhàng giảng giải:
“Thu nhập hiện nay của con đủ để con nuôi sống bản thân và gia đình. Con cũng có nhà ở, không phải lưu lạc nơi đầu đường, chỉ là diện tích có hơi nhỏ một chút. Con hoàn toàn không phải vì những điều ấy mà đau khổ.
Thế nhưng lòng con tham tiền tài, thích nhà rộng, vậy nên mới cảm thấy khổ đau.Lòng tham cũng là cái ác. Nếu con có thể loại bỏ lòng tham, vậy con sẽ không còn thấy khổ vì những điều đó nữa”.
Nói đến đây, thiền sư nhấp một ngụm trà, từ tốn tiếp tục:
“Trong xã hội, có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại trở nên giàu có. Con cảm thấy không phục, đó là lòng đốkỵ, đây cũng là một loại ác tâm.
Con cho rằng bản thân mình có văn hóa thì nên được hưởng thu nhập cao, đây chính là lòng kiêu căng. Kiêu căng vốn cũng là một loại ác tâm.
Bởi vì có văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, mà do kiếp trước chăm cứu tế nên kiếp này mới sang giàu”.
Thấy người Phật tử có vẻ trầm tư, vị thiền sư tiếp tục đi sâu vào lý giải:“Người nhà không nghe theo lời khuyên nhủ của con, con thấy không phục, đó là thiếu lòng bao dung.
Tuy rằng đó là người thân của con, nhưng họ cũng mang tư tưởng và quan điểm của riêng mình. Vì sao con lại muốn ép họ phải tuân theo quan điểm và tư tưởng của con?Không bao dung sẽ sinh ra hẹp hòi, lòng hẹp hòi cũng tính là ác tâm”.
Phật tử không khỏi “vò đầu bứt tai” hỏi rằng:“Thầy ơi, vậy con nên làm thế nào?”
Thiền sư đáp:“Trong xã hội, con nên vui cho những người học vấn không cao mà vẫn giàu có, con cũng nên chúc cho họ càng sung túc hơn, càng có nhiều niềm vuihơn mới đúng.
Khi nhìn thấy người khác đạt được điều gì, hãy vui như thể chính con đạt được điều ấy vậy.
Khi chứng kiến người khác mất đi thứ gì, hãy buồn như thể chính con cũng mất đi thứ đó.
Người như vậy mới là người lương thiện!
Nếu tâm có thể bao dung vạn vật như bầu trời, thì vạn nỗi khổ đau làm gì còn có chốn dung thân?