Vì sao người xưa nói 'ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng'?

Phía sau câu 'ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng' là một câu chuyện lịch sử mà thời nay chẳng mấy ai còn nhớ đến.

Khi muốn nói về một việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì, người Việt thường ví von là “ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng” hay “ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Câu này có thể hiểu như thế nào?

Khi muốn nói về một việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì, người Việt thường ví von là “ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng” hay “ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Câu này có thể hiểu như thế nào?

Ngược dòng lịch sử, ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ - tương đương huyện bây giờ.

Ngược dòng lịch sử, ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ - tương đương huyện bây giờ.

Trong bộ máy hành chính của tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và thấp nhất là mõ làng. Khi có việc gì của làng như ma chay, đình đám... anh mõ cầm mõ tre đi gõ để báo tin cho làng xã biết. Ngoài ra người này còn đi tuần phòng ban đêm và gõ mõ báo hiệu giờ giấc.

Trong bộ máy hành chính của tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và thấp nhất là mõ làng. Khi có việc gì của làng như ma chay, đình đám... anh mõ cầm mõ tre đi gõ để báo tin cho làng xã biết. Ngoài ra người này còn đi tuần phòng ban đêm và gõ mõ báo hiệu giờ giấc.

Mõ làng làm việc này không có lương bổng. Tuy nhiên anh ta thường được làng cấp cho một mảnh đất công nhỏ để cày cấy hoặc đến mùa gặt được các địa chủ cho một ít thóc. Dù làm ít hay nhiều thì lợi ích của anh mõ cũng chỉ có vậy.

Mõ làng làm việc này không có lương bổng. Tuy nhiên anh ta thường được làng cấp cho một mảnh đất công nhỏ để cày cấy hoặc đến mùa gặt được các địa chủ cho một ít thóc. Dù làm ít hay nhiều thì lợi ích của anh mõ cũng chỉ có vậy.

Ngoài một công cụ truyền tin là cái mõ, ngày xưa các anh mõ còn dùng cái tù và, là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng.

Ngoài một công cụ truyền tin là cái mõ, ngày xưa các anh mõ còn dùng cái tù và, là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng.

Việc phải trầy trật vác tù và đi thổi khắp làng xã của cả tổng mà lợi lộc được hưởng chẳng là bao chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ “ăn cơm nhà vác/thổi tù và hàng tổng”.

Việc phải trầy trật vác tù và đi thổi khắp làng xã của cả tổng mà lợi lộc được hưởng chẳng là bao chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ “ăn cơm nhà vác/thổi tù và hàng tổng”.

Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có một thành ngữ ít thông dụng hơn, đó là “ăn cơm nhà vác ngà voi”.

Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có một thành ngữ ít thông dụng hơn, đó là “ăn cơm nhà vác ngà voi”.

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-nguoi-xua-noi-an-com-nha-vac-tu-va-hang-tong-1488727.html