Vì sao nhiều người chỉ đạt điểm C nhưng thành công hơn những người điểm A sau khi ra trường?
Điểm số không nói lên năng lực thực sự của mỗi người. Đó là lý do tại sao một cử nhân học lực bình thường đôi khi có thể thành công hơn một thủ khoa đại học.
Mọi người thường nói rằng nếu bạn chăm chỉ học tập và tốt nghiệp với một tấm bằng giỏi, bạn sẽ tìm được một công việc tốt với một mức lương cao. Thật không may, thực tế hoàn toàn trái ngược. Mặc dù hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu bạn nộp bằng khi xin việc, tuy nhiên họ không thực sự quan tâm đến số điểm của bạn. Sau tốt nghiệp, điều quan trọng nhất chính là bạn có sử dụng được kiến thức và kỹ năng vào trong công việc hay không.
Dưới đây là những lý do tại sao những sinh viên điểm "C" lại là những người thành công nhất trên thế giới:
1. Họ hiểu được bản thân cần gì hơn những người khác
Sinh viên bị điểm "C" không dành nhiều thời gian cho các lớp học không cần thiết ở trường, thay vào đó họ sẽ tập trung vào những môn học liên quan đến nghề nghiệp sẽ có ích cho công việc sau này. Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một kỹ thuật viên, thì rõ ràng bạn không cần phải viết 1 bài luận hàng trăm chữ chỉ để tìm hiểu về văn hóa hay trải nghiệm mùa hè của mình.
Nhà sáng lập - doanh nhân nổi tiếng thế giới Steve Jobs dù chưa tốt nghiệp đại học nhưng đã xây dựng nên một công ty về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới vì ông ấy tập trung vào làm điều mình thích. Trong bài phát biểu với sinh viên tốt nghiệp trường đại học Stanford, ông nhấn mạnh rằng: "Cách duy nhất để tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm ra nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại".
2. Họ có được trải nghiệm thực tế
Hầu hết các sinh viên điểm "C" bắt đầu làm việc sớm hơn những sinh viên khác, điều này làm điểm số của họ bị giảm xuống nhưng lại giúp họ thu về những kinh nghiệm quý giá hơn từ việc bắt đầu kiếm sống. Chúng ta đều biết rằng các nhà tuyển dụng luôn muốn có được những nhân viên tài giỏi với nhiều kinh nghiệm thực tế hơn là những con điểm A chỉ nằm trên đống giấy tờ.
3. Họ xây dựng các mối quan hệ
Trong khi những sinh viên điểm "A" luôn bị mắc kẹt trong học tập với các môn học không cần thiết, thì sinh viên điểm C đang tiếp cận với kho kiến thức hữu ích và giao tiếp với hàng chục người mỗi ngày. Trong thực tế cuộc sống, việc quen biết những người có năng lực, có khả năng giao tiếp sẽ tạo sự khác biệt trong sự nghiệp của bạn.
4. Họ biết cách tận hưởng cuộc sống
Ở đại học, những sinh viên điểm "C" đi học với tâm thế thoải mái và thường xuyên tham gia các buổi tiệc, đó là cách họ tận hưởng cuộc sống. Lúc họ đi làm cũng vậy. Có một sự thật đơn giản thế này: những người hạnh phúc luôn thành công hơn những người không cảm thấy hạnh phúc vì những người luôn vui vẻ sẽ lan truyền năng lực tích cực sang những người xung quanh, điều đó làm cho người khác cũng thấy thoải mái khi làm việc với họ. Đây cũng là một kỹ năng tốt mà bất cứ ông sếp nào cũng mong muốn nhân viên mình có được. Ngược lại, những người luôn cảm thấy căng thẳng, tiêu cực, dù họ thông minh như thế nào cũng không bao giờ được đánh giá cao.
5. Họ tìm ra những giải pháp đơn giản nhất
Tỷ phú Bill Gates là một trong số nhiều người thành công mà không cần đến tấm bằng đại học. Ông đã xây dựng nên đế chế Microsoft, một trong những tập đoàn công nghệ thông tin khổng lồ trên thế giới. Bill Gates rất cởi mở, không giống những người khác, ông không bao giờ nhìn vào điểm số hay bằng cấp của mọi người để đánh giá. Điều quan trọng là đừng suy nghĩ theo lối mòn, hãy tư duy tích cực. Một trong những câu nói nổi tiếng của Bill Gates là : "Tôi luôn chọn một người lười biếng để thực hiện các công việc khó khắn. Bởi vì người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng nhất để hoàn thành nhiệm vụ".
6. Họ theo đuổi giấc mơ của mình
Thành công đến từ việc yêu thích những gì bạn làm. Khi vào đại học, bạn còn rất trẻ để hiểu bạn thực sự cần gì. Đó là lý do tại sao điều quan trọng bạn phải hiểu đó là bạn đã 18 tuổi, bạn không cần phải nghe theo lời bố mẹ khi chọn trường đại học, nhưng thật đáng buồn khi vẫn phải để bố mẹ quyết định thay bạn.
Nhìn vào tấm gương tỷ phú nữ trẻ Elizabeth Holmes. Bà đã bỏ dở việc học tại trường Đại học Stanford để theo đuổi giấc mơ của mình và tạo ra cuộc cách mạng trong y học. Hay một ví dụ khác đó là Richard Branson - chồng của Elizabeth, một người yêu thích sự nổi tiếng, cũng nghỉ học ở tuổi 15 giờ là quản lý của một công ty hàng không khổng lồ có tên "Virgin".
7. Họ hiểu được điều gì cần đấu tranh
Thành công đòi hỏi sự thông minh, tình cảm, sự kiên trì, niềm đam mê và quan trọng nhất là khả năng vượt qua thất bại. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn phải trải qua những biến cố, thăng trầm, lúc đó bạn sẽ nhận ra điểm số chẳng là gì cả. Sinh viên điểm "C" sẽ thành công hơn vì họ biết ý nghĩa của việc đấu tranh, bắt đầu với việc vượt qua các kỳ thi và kết thúc bằng việc kiếm tiền cho công việc kinh doanh của riêng mình.
Cuối cùng, điểm số vẫn chỉ là điểm số. Thành tích thực sự là khi bạn trở thành một người như thế nào trong thế giới thực. Và nếu bạn tốt nghiệp đại học với điểm số thấp thì chớ nên tuyệt vọng vì cuộc sống thực và những bài học thực sự chỉ xảy đến khi bạn rời khỏi ghế nhà trường.
Nguồn: Theo Life hack